Giải pháp ổn định đường huyết & ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

Tiểu đường là một trong những bệnh lý do rối loạn chuyển hóa nội tiết thường gặp hiện nay. Bệnh không chữa khỏi được hoàn toàn mà nguyên tắc điều trị chủ yếu là cân bằng và ổn định đường huyết. Nếu không kiểm soát tốt chỉ số đường huyết có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm trên mắt, thận, tim… Bên cạnh các thuốc tân dược, có thể kết hợp các thảo dược để hạ và ổn định đường huyết an toàn hơn. 

1. Khái niệm bệnh tiểu đường

Tiểu đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa hay gặp, chiếm tỉ lệ tới 60 – 70% các bệnh về nội tiết nói chung. Tại Việt Nam tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng và có tới 70% người mắc tiểu đường không biết mình có bệnh.
Thống kê bệnh tiểu đường năm 2017 tại Việt Nam
Tiểu đường là bệnh nội tiết liên quan trực tiếp đến rối loạn chuyển hóa Insulin. Đây là hormon được sản xuất bởi các tế bào Beta của đảo tụy. Hormon này có vai trò ổn định lượng đường trong máu và vận chuyển glucose đi nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể. 
Vai trò của Insuline trong cơ thể
Vai trò của Insulin trong cơ thể
Khi tuyến tụy không sản xuất đủ hoặc không sử dụng hiệu quả Insulin tạo ra dẫn tới rối loạn chuyển hóa đường glucose. Biểu hiện cụ thể là nồng độ glucose trong máu ngày càng tăng và xuất hiện glucose trong nước tiểu. Thông thường khi chỉ số đường huyết lúc đói (nhịn ăn 8 giờ) ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L) thì được chẩn đoán là tiểu đường. Chỉ số đường huyết từ 100-125mg/dL(5.6 – 6.9 mmol/L) là giai đoạn tiền tiểu đường. Cần kiểm soát tốt chỉ số đường huyết về ngưỡng an toàn để không gây các biến chứng tiểu đường trên các cơ quan của cơ thể. 
Chỉ số chẩn đoán các mức đường huyết
 

2. Phân loại tiểu đường (đái tháo đường)

Đái tháo đường thường được phân loại theo cơ chế bệnh sinh là thiếu Insulin tuyệt đối hoặc tương đối như sau:

2.1.Tiểu đường tuýp 1 (lệ thuộc insulin) : Thiếu Insulin tuyệt đối

  • Tế bào beta của tuyến tuỵ không tổng hợp và tiết đủ insulin. Lượng insulin trong máu thấp nên không thể điều hoà glucose trong máu.
  • Là một bệnh thể nặng, chiếm 10% người tiểu đường, thường xuất hiện đột ngột, diễn biến cấp tính, có thể dẫn tới hôn mê. 
  • Hay gặp ở người trẻ tuổi; sau khi nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc.

2.2.Tiểu đường tuýp 2 (không lệ thuộc insulin): Thiếu Insulin tương đối

  • Insulin do tuyến tuỵ tiết ra bình thường nhưng tác dụng của insulin lại giảm hoặc không có tác dụng điều hoà lượng glucose trong máu. Do có kháng thể kháng insulin chống lại hoặc receptor tiếp nhận insulin trên màng tế bào bị hỏng.
  • Đây là thể bệnh phổ biến, có tới hơn 90% số người bị tiểu đường là thuộc tuýp 2.
  • Hay gặp ở người cao tuổi, người béo, nữ mắc nhiều hơn nam.

3. Triệu chứng của bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường thường gặp phải một số biểu hiện như sau:

  • Đi tiểu thường xuyên, số lượng nước tiểu nhiều
  • Cảm thấy rất khát, uống nhiều
  • Cảm thấy rất đói, ăn nhiều
  • Cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi
  • Nhìn mờ
  • Chậm lành các vết thương hoặc vết loét
  • Giảm cân, sụt cân không rõ nguyên nhân – ngay cả khi đang ăn nhiều hơn (tiểu đường tuýp1)
  • Ngứa ran, đau, hoặc tê ở tay hoặc chân, cảm giác như kiến bò (tiểu đường tuýp 2)
Biểu hiện thường gặp của bệnh tiểu đường

4. Các biến chứng tiểu đường trên cơ thể

Khi mức đường huyết không được kiểm soát ở ngưỡng an toàn có thể gây ra nhiều biến chứng cho cơ thể. Các biến chứng này thường phát triển dần dần. Khi mắc bệnh tiểu đường càng lâu và chỉ số đường huyết càng cao thì nguy cơ mắc biến chứng càng cao thậm chí đe dọa đến tính mạng.

biến chứng tiểu đường trên cơ thể

Biến chứng trên toàn thân của bệnh tiểu đường

  • Biến chứng tim mạch: Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đau thắt ngực, đau tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch.
  • Biến chứng não: Tắc mạch máu não, gây nhũn não hoặc xuất huyết não.
  • Biến chứng hô hấp: Dễ bị viêm phổi, viêm phế quản do bội nhiễm vi khuẩn.
  • Biến chứng tiêu hoá: Hay bị viêm quanh răng, viêm loét dạ dày, rối loạn chức năng gan, tiêu chảy.
  • Biến chứng thận, tiết niệu: Rối loạn chức năng thận và bàng quang, điển hình là suy tiểu cầu thận, viêm bể thận cấp tính hoặc mạn tính.
  • Biến chứng thần kinh: Có cảm giác đau, rát bỏng, có kiến bò ở các đầu chi (đau tăng về đêm, đi lại thì đỡ đau); teo cơ …
  • Biến chứng ở mắt: Tổn thương các mạch máu võng mạc mắt làm suy giảm thị lực, nặng có thể dẫn tới mù lòa.
  • Biến chứng ở da: Ngứa ngoài da, hay bị mụn nhọt, lòng bàn tay, bàn chân có ánh vàng; xuất hiện các u màu vàng gây ngứa ở gan bàn tay, bàn chân, mông, viêm mủ da.

5. Nguyên nhân bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

5.1. Cơ chế tự miễn của cơ thể

Hệ thống miễn dịch tấn công nhầm và phá hủy các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy. Dẫn đến cơ thể không thể sản xuất đủ insulin hoặc không thể sản xuất insulin.

5.2. Bệnh lý ở tuyến tụy

Mắc các bệnh lý như xơ nang ảnh hưởng đến tuyến tụy, phẫu thuật loại bỏ tuyến tụy. Hoặc các chứng viêm (sưng, kích thích) tuyến tụy nặng cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường

5.3. Gen di truyền

Trong gia đình, nếu bố mẹ đều có tiền sử bệnh tiểu đường thì khả năng di truyền cho con là 30%. Nếu chỉ bố bị tiểu đường thì khả năng con bị di truyền là khoảng 6%. Nếu mẹ bị tiểu đường thì tỷ lệ di truyền là 4%.

5.4. Chế độ sinh hoạt không lành mạnh

  • Chế độ ăn uống: Dư thừa chất béo, dư thừa tinh bột khiến cho tuyến tụy phải làm việc hết công suất. Gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng.
  • Lười vận động: Khiến tuyến tụy phải sản xuất insulin nhiều hơn để đưa glucose vào tế bào. Nếu làm việc quá tải sẽ khiến tuyến tụy bị suy yếu, dần dần mất khả năng sản xuất insulin.
  • Hút thuốc lá: Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 hơn 14% so với người không hút thuốc. Khói thuốc ảnh hưởng đến tình trạng kháng insulin và giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.
  • Stress, căng thẳng: Nếu kéo dài làm tăng nguy cơ mắc tiểu đưởng. Một số thuốc điều trị về thần kinh, nhất là do stress tâm lý có thể là yếu tố nguy cơ tiểu đường.
  • Thừa cân hoặc béo phì: Khiến cơ thể xuất hiện chất kháng insulin, làm tăng lượng đường trong máu. 

5.5. Thời kỳ mang thai

Đây là giai đoạn thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, cơ thể trở nên ít nhạy cảm hơn với insulin. Bệnh tiểu đường thai kỳ không xảy ra ở tất cả phụ nữ và thường hết sau khi sinh. Tuy nhiên, phụ nữ vẫn còn nhiều rủi ro phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu đã từng mắc tiểu đường thai kỳ.

5.6. Nguyên nhân tiểu đường theo Y học cổ truyền

Theo Đông y, tiểu đường còn gọi là chứng tiêu khát. Nguyên nhân chủ yếu do âm hư, táo nhiệt gây ra cụ thể trong một số trường hợp sau:

  •  Tiên thiên bất túc: di truyền, ngũ tạng hư yếu
  • Ăn uống bất hợp lý: ăn nhiều chất béo ngọt, cay, uống rượu
  • Yếu tố tâm thần kinh: strees, căng thẳng, tức giận quá độ
  • Phòng lao quá độ, thận tinh hao tổn

6. Các giải pháp giúp ổn định đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường

Tiểu đường là bệnh lý chuyển hóa mạn tính và hiện nay chưa chữa khỏi được hoàn toàn. Nguyên tắc điều trị chủ yếu là cân bằng và ổn định đường huyết. Từ đó giúp giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng tiểu đường nguy hiểm.

6.1. Chế độ sinh hoạt:

Người bệnh cần sắp xếp lại sinh hoạt, chế độ ăn uống và lối sống phù hợp với tình trạng bệnh. Cần tăng vận động, mỗi ngày nên dành thời gian đi bộ, tập thể dục, chơi các môn thể thao phù hợp với sức khoẻ. Đồng thời người bệnh cần theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời. 

Thay đổi lối sống là giải pháp giúp cân bằng đường huyết

Bản chất của bệnh tiểu đường là rối loạn chuyển hoá glucose. Chính vì vậy chế độ ăn uống cần hợp lý với tỉ lệ các chất dinh dưỡng đúng như phác đồ điều trị của thầy thuốc. Kiêng ăn đường tự nhiên, các thức ăn quá ngọt. Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia và các đồ uống có cồn.

6.2. Sử dụng thuốc tây y

Một số thuốc tân dược thường đường sử dụng như thuốc kích thích tế bào đảo tụy tăng tiết insulin, thuốc ức chế hấp thu đường glucose ở ruột, Insulin trực tiếp… Tuy nhiên thuốc tân dược có thể gây nhiều tác dụng phụ như hạ đường huyết quá mức, nặng có thể hôn mê. Hoặc có thể gây ra rối loạn tiêu hóa đầy bụng tiêu chảy, rối loạn chức năng gan, thận…

6.3. Sử dụng sản phẩm từ thảo dược 

Các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên thường an toàn lành tính, không gây tác dụng phụ khi dùng kéo dài. Đông y lựa chọn kết hợp các thảo dược giúp hạ đường huyết đồng thời tăng cường sức khỏe như thanh nhiệt, sinh tân, bổ tỳ phế thận. Một trong những sản phẩm được tin dùng là An đường TW3. Sản phẩm của Công ty CP Dược phẩm TW3 với truyền thống hơn 60 năm sản xuất thuốc Đông dược. 

Thành phần gồm các thảo dược như:
Dây thìa canh: Giảm đường huyết, giảm cholesterol tăng thải cholesterol
Khổ qua: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, chỉ khát, nhuận tỳ, bổ thận, hạ đường huyết
Thương truật: Hóa thấp kiện tỳ, hạ đường huyết
Giảo cổ lam: Thanh nhiệt, giải độc, hạ và ổn định đường huyết, hạ mỡ máu
Linh chi: Bồi bổ cơ thê, giảm mỡ và đường máu, tăng miễn dịch
Hoài sơn:  Ích khí, bổ tỳ vị phế thận âm, sinh tân chỉ khát, chứa polysaccarid giúp hạ đường huyết
Sinh địa: Thanh nhiệt, mát huyết, dưỡng âm, sinh tân, giúp hạ đường huyết
Tảo Spirulina: Giảm đường huyết, huyết áp, mỡ máu
Các thảo dược trên giúp hỗ trợ hạ đường huyết hiệu quả theo cơ chế ổn định đường huyết. Đồng thời không gây hạ đường huyết quá mức. An đường TW3 giúp hỗ trợ giảm chỉ số đường huyết. Ngoài ra còn hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường.

thành phần tối ưu An đường TW3
Sản phẩm phù hợp cho những người có chỉ số đường huyết cao, mỡ máu cao, người mắc bệnh tiểu đường. Liệu trình sử dụng từ 2-3 tháng để đạt được hiệu quả tối ưu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

19003199
Chat Facebook
Chat Zalo