VITAMIN B1 TW3

Phòng và điều trị bệnh thiếu Vitamin B1
Quy cách: Chai 2000 viên
Giá bán: 
Liên hệ

THÔNG TIN CHI TIẾT

1.Tên thuốc: VITAMIN B1 TW3

2.Thành phần:              
Thiamin nitrat 10 mg.
Tá dược: (Tinh bột sắn, talc, magnesi stearat, gelatin) vđ 1 viên
3 Dạng bào chế: Viên nén.
4. Đặc tính dược lực học, dược động học
4.1 .Đặc tính dược lực học
Mã ATC: A11D A01

  Thiamin là một vitamin tan trong nước, thuộc nhóm B.Thiamin kết hợp với adenosin triphosphat (ATP) trong gan, thận và bạch cầu tạo thành dạng thiamin diphosphat có hoạt tính sinh lý. Thiamin diphosphat là coenzym chuyển hóa carbohydrat làm nhiệm vụ khử carboxyl của các alpha-cetoacid như pyruvat và alpha-cetoglutarat và trong việc sử dụng pentose trong chu trình hexose monophosphat.

4.2. Đặc tính dược động học:

–  Sự hấp thu thiamin trong ăn uống hàng ngày qua đường tiêu hóa là do sự vận chuyển tích cực phụ thuộc Na+ . Sau khi uống liều thấp, thiamin hydroclorid được hấp thu nhanh. Tuy nhiên khi nồng độ thiamin trong đường tiêu hóa cao thì sự khuếch tán thụ động cũng quan trọng, và tổng lượng hấp thu thuốc khi uống liều cao được giới hạn là 4 – 8 mg. Hấp thu qua đường tiêu hóa giảm khi người bệnh bị bệnh gan mạn tính, giảm hấp thu. Tốc độ hấp thu qua đường tiêu hóa sẽ giảm khi uống thuốc trong bữa ăn. Phân bố vào đa số các mô và sữa.
–  Ở người lớn: Kho chứa vitamin ước tính 30 mg và khoảng 1 mg thiamin bị giáng hóa hoàn toàn mỗi ngày trong các mô, đây chính là lượng tối thiểu cần hàng ngày. Khi hấp thu ở mức thấp này, có rất ít hoặc không thấy thiaminn thải trừ qua nước tiểu. Khi hấp thu vượt quá nhu cầu tối thiểu, các kho chứa thiamin ở các mô được bão hòa, lượng thải trừ qua nước tiểu cả dưới dạng phân tử thiamin nguyên vẹn và dạng đã chuyển hóa. Khi hấp thu thiamin tăng lên hơn nữa, thải trừ dưới dạng thiamin chưa biến đổi sẽ tăng lên.

5. Quy cách đóng gói: Chai 2000 viên.
6. Chỉ định, liều dùng và cách dùng, chống chỉ định
6.1 Chỉ định

  • Phòng bệnh thiếu vitamin B1.
  • Điều trị bệnh Beri-beri.

              + Thể nhẹ: Rối loạn thần kinh ngoại biên, yếu cơ và liệt cơ.
+ Thể nặng: Suy tim nặng và phù nề.
6.2.Liều dùng và cách dùng.
Dùng đường uống, có thể uống 1 lần hoặc chia làm 2-3 lần, uống hàng ngày.
* Bệnh Beri-beri
Người lớn:
Thể nhẹ:   1- 3 viên/ngày.
Thể nặng: Có thể dùng tới 300 mg/ngày.
Trẻ em:
Thể nhẹ: 1 viên/ngày. Uống trong 1 tháng.
6.3.Chống chỉ định
Quá mẫn cảm với thiamin và các thành phần khác của chế phẩm.
7. Các trường hợp thận trọng khi dùng thuốc
7.1 Thận trọng chung:
Có thể gây dị ứng với một số người mẫn cảm với thuốc.
7.2.Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Thời kỳ mang thai
Không có nguy cơ nào được biết.
Thời kỳ cho con bú
Mẹ dùng thiamin vẫn tiếp tục cho con bú được

7.3. Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng vận hành máy móc, lái tàu xe, người làm việc trên cao và các trường hợp khác: Không ảnh hưởng

8. Tương tác của thuốc với các thuốc khác và các loại tương tác khác:
– Thiamin có thể tăng tác dụng của thuốc chẹn thần kinh cơ.

– Thiamin có tác dụng đối kháng với thiosemicarbazone, 5-fluorouracil và làm mất tác dụng của thiamin. Bệnh nhân sử dụng đồng thời những thuốc này, cần điều chỉnh liều của thiamin.
– Thiamin có thể gây dương tính giả trong định lượng urobilinogen bằng phản ứng Ehrlich và có thể ảnh hưởng đến kết quả định lượng theophylin trong huyết tương bằng đo quang.

9. Tác dụng không mong muốn:

– ADR của thiamin rất hiếm và thường theo kiểu dị ứng. Các phản ứng quá mẫn xảy ra chủ yếu khi tiêm. Bình thường do thiamin tăng cường tác dụng của acetylcholin nên một số phản ứng da có thể coi như phản ứng dị ứng.
Hiếm gặp: ADR

Toàn thân: Ra nhiều mồ hôi, sốc quá mẫn.
Tuần hoàn: Tăng huyết áp cấp.
Da: Ban da, ngứa, mày đay.
Hô hấp: Khó thở.
Phản ứng khác: Kích thích tại chỗ tiêm.
– Trên đường tiêu hóa: Có thể gây rối loạn dạ dày với các biểu hiện: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy và đau bụng.
Thông báo cho Bác sĩ  nếu có bất cứ phản ứng phụ nào xảy ra khi dùng thuốc
Nếu cần biết thêm thông tin, xin hỏi ý kiến của Bác sĩ
10. Quá liều và xử trí: Chưa có dữ liệu
11. Các dấu hiệu cần lưu ý và khuyến cáo: Không có
12. Điều kiện bảo quản và hạn dùng của thuốc.
12.1. Điều kiện bảo quản:  Nơi khô mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 300C.
12.2. Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
13. Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 3
Trụ sở: 16 Lê Đại Hành – Minh Khai – Hồng Bàng – Hải Phòng
Nhà máy SX: Số 28 – Đường 351- Nam Sơn – An Dương – Hải Phòng
Điện thoại: (0225)3747507/Fax: (0225)3823125

19003199
Chat Facebook
Chat Zalo