Sỏi thận là bệnh lý thường gặp nhất của đường tiết niệu. Dấu hiệu sỏi thận điển hình là cơn đau quặn thận, có thể kèm tiểu ra máu. Nếu không chữa trị dứt điểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề như nhiễm trùng, suy thận. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này và giải pháp phòng ngừa hiệu quả qua bài viết dưới đây.
1. Sỏi thận là gì?
Sỏi thận là những phân tử rắn được hình thành do sự lắng cặn của các chất vô cơ (muối, khoáng chất) trong nước tiểu. Đa phần sỏi bắt đầu hình thành từ thận, di chuyển dọc theo đường đi của hệ tiết niệu và bài tiết ra ngoài. Nếu tại một vị trí nào đó trên đường tiết niệu, tinh thể sỏi bị vướng lại. Làm sỏi sẽ tiếp tục lắng đọng và kết tinh thành viên sỏi có kích thước lớn hơn. Khi sỏi đạt đến mức độ nhất định sẽ làm cản trở, tắc nghẽn dòng nước tiểu. Từ đó có thể gây nhiều dấu hiệu sỏi thận điển hình như đau rát, chảy máu. Nếu tình trạng này kéo dài không chữa trị có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là phá hủy cấu trúc thận.
Tỷ lệ mắc sỏi tiết niệu ở Việt Nam từ 2-12%, trong đó riêng sỏi thận chiếm tới 40%. Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận cao nhất thế giới. Trong đó tỉ lệ mắc ở nam giới thường nhiều hơn nữ giới. Một số vị trí xuất hiện sỏi thường gặp trên đường tiết niệu như:
- Sỏi ở thận.
- Sỏi ở ống niệu quản.
- Sỏi bàng quang.
- Sỏi niệu đạo.
Các vị trí sỏi ở đường tiết niệu
2. Phân loại sỏi thận theo thành phần hóa học
Các loại sỏi tiết niệu thường gặp
Dựa vào thành phần hóa học, sỏi tiết niệu thường được phân ra làm các loại như sau:
- Sỏi Ca: Calci Oxalate, Calci Phosphate. Là loại sỏi thường gặp nhất, chiếm 80-90% trường hợp.
- Sỏi Mg: Amoni-Magne-Phosphat. Chiếm khoảng 5-15% trường hợp.
- Sỏi Urat: Do chuyển hóa purine trong cơ thể tăng (bệnh Gout) thường ít gặp hơn.
3. Dấu hiệu sỏi thận thường gặp
Đa phần sỏi bắt đầu hình thành từ thận rồi xuống niệu quản bàng quang và bài tiết ra ngoài. Nhưng tại một vị trí nào đó trên đường tiết niệu, tinh thể sỏi bị vướng lại. Khiến viên sỏi tiếp tục lắng đọng thành kích thước lớn hơn. Khi sỏi đạt đến mức độ nhất định sẽ làm cản trở, tắc nghẽn dòng nước tiểu gây ra nhiều dấu hiệu sỏi thận thường gặp như:
- Đau dữ dội vùng hông và lưng, vị trí phía dưới xương sườn, đau lan đến vùng bụng dưới.
- Thường xuyên buồn tiểu, tiểu dắt, tiểu són, đau buốt khi đi tiểu.
- Có thể tiểu ra máu, nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu.
- Buồn nôn và nôn mửa.
- Sốt và ớn lạnh do bị nhiễm trùng đường niệu.
4. Nguyên nhân sỏi thận và các yếu tố nguy cơ
Một số nguyên nhân gây ra sỏi thận có thể kể đến như:
- Gen di truyền: Gia đình có người mang gen này sẽ có nguy cơ cao bị sỏi thận.
- Thiếu nước: Sống tại nước có khí hậu nhiệt đới, không uống đủ nước, ra mồ hôi nhiều, nhịn tiểu.
- Chế độ ăn: Ăn quá nhiều protein, muối, đường.
- Một số loại thuốc: Kháng sinh Cephalosporin, Penicillin.
- Người béo phì, cao huyết áp, tiểu đường có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận.
Theo y học cổ truyền, bệnh sỏi thận được gọi là chứng thạch lâm. Có một số nguyên nhân chính gây hình thành sỏi như sau:
- Ăn thức ăn cay nóng, sinh thấp nhiệt lâu ngày dồn xuống bàng quang. Dẫn tới khí hóa trở trệ không thông, nước tiểu chưng kiệt, cặn lắng thành sỏi.
- Thận âm hao tổn, âm hư hỏa động từ đó ảnh hưởng đến tác dụng khí hóa của bàng quang. Làm cho tạp chất trong nước tiểu kết lại mà thành sỏi.
- Do bệnh tật nằm lâu bất động dẫn đến khí huyết ứ trệ, thủy dịch không thông, cặn kết lắng thành sỏi.
Như vậy nguyên nhân chính hình thành sỏi tiết niệu là do khí huyết ứ trệ, thấp nhiệt kết ở hạ tiêu. Làm cặn nước tiểu đọng lại lâu dần hình thành sỏi.
5. Phương pháp phòng ngừa và chữa sỏi thận
Tùy thuộc vào vị trí và kích thước viên sỏi tiết niệu mà có những phương pháp điều trị phù hợp. Với sỏi kích thước to gây đau, chảy máu hoặc nhiễm trùng cần điều trị ngoại khoa như phẫu thuật, tán sỏi. Với sỏi kích thước nhỏ hơn 5mm có thể áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa như:
- Phương pháp Tây y: Có thể sử dụng các thuốc giảm đau, chống nhiễm khuẩn, thuốc lợi tiểu để đào thải sỏi ra ngoài
- Phương pháp Đông y: Sử dụng các thảo dược thiên nhiên theo cơ chế:
- Lợi tiểu, bài thạch
- Thanh nhiệt, lợi thấp
- Hành khí hoạt huyết
Từ đó giúp loại bỏ nguyên nhân gây bệnh là khí huyết ứ trệ, thấp nhiệt ở hạ tiêu. Đây là giải pháp an toàn và khá hiệu quả với các tình trạng sỏi kích thước nhỏ. Đồng thời giúp giảm nguy cơ tái phát với các bệnh nhân sau phẫu thuật sỏi thận.
6. Một số thảo dược phổ biến để chữa sỏi thận
6.1. Các thảo dược thường dùng chữa sỏi thận
Một số thảo dược thiên nhiên thường được dùng để chữa sỏi thận có thể kể đến như:
- Kim tiền thảo: Có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, thanh nhiệt giải độc. Thường dùng để chữa viêm thận, phù thũng, tiểu tiện bí, sỏi thận, niệu đạo và bàng quang, sỏi mật.
- Trạch tả: Có tác dụng lợi thủy thẩm thấp, lợi tiểu, thanh nhiệt. Thường dùng để chữa các bệnh tiểu tiện khó khăn, đái buốt, đái dắt, phù thũng.
- Bạch linh: Có tác dụng lợi thủy thẩm thấp dùng khi bí tiểu tiện, đái buốt, nước tiểu đỏ, đục, ít, phù thũng.
- Mộc hương: Có tác dụng hành khí chỉ thống, trị can tỳ vị khí trệ ngực bụng đầy trướng.
- Bạch mao căn: Có tác dụng trừ phục nhiệt, tiêu huyết ứ, lợi niệu. Ngoài ra còn có tác dụng mát huyết, cầm máu nên dùng khi tiểu tiện ra máu.
- Ngưu tất: Có tác dụng hoạt huyết, cầm máu, lợi tiểu trừ sỏi, giải độc chống viêm.
- Nhân trần: Có tác dụng thanh thấp nhiệt dùng khi viêm túi mật, tiểu tiện ít, nước tiểu đỏ.
- Hoàng cầm: Có tác dụng thanh thấp nhiệt, cầm máu. Thường dùng trong bệnh đại tiện ra máu, băng huyết, bí tiểu tiện.
6.2. Tác dụng khi kết hợp các thảo dược chữa sỏi thận
Có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp các thảo dược tạo nên công dụng:
- Lợi tiểu, pha loãng dòng nước tiểu, giúp bào mòn từ từ và đào thải sỏi ra ngoài.
- Chống viêm, kháng khuẩn, giảm phù nề niệu quản. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi di chuyển xuống dưới và đái ra ngoài.
- Giảm đau, cầm máu: Giúp giảm các triệu chứng khó chịu đau rát của bệnh.
- Hành khí, hoạt huyết, thanh nhiệt lợi thấp: Giúp giảm hình thành sỏi, ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
Các thảo dược thường cho kết quả từ từ nhưng hiệu quả bền vững đồng thời ngăn ngừa tái phát. Vì vậy, người bệnh nên sử dụng đủ liệu trình để đạt hiệu quả tối đa. Ngoài ra người bệnh cũng cần kết hợp với chế độ sinh hoạt ăn uống hợp lý. Nên hạn chế đồ ăn nhiều oxalat, muối và nhất là uống nhiều nước để đạt hiệu quả cao đồng thời ngăn ngừa tái phát.
TPBVSK Foritaso với thành phần từ thảo dược có tác dụng hỗ trợ:
- Lợi tiểu, tăng cường đào thải các chất cặn lắng trên đường tiết niệu ra ngoài cơ thể.
- Giảm nguy cơ hình thành sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi mật.
Người bệnh nên kiên trì dùng đủ liệu trình với liều lượng ngày 2 lần mỗi lần 3 viên và uống cùng nhiều nước. Trong quá trình sử dụng nếu cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ tổng đài 1900.3199 để được hỗ trợ.