Thận là cơ quan có nhiều vai trò quan trọng với cơ thể. Khi chức năng thận suy giảm có thể gây ra nhiều biểu hiện như tiểu đêm nhiều, cơ thể mệt mỏi, rụng tóc, đau lưng, da hay ngứa ngáy, sinh lý yếu…
1. Vai trò chức năng của thận với cơ thể
Theo y học hiện đại, thận là cơ quan lọc máu, đào thải các chất độc qua nước tiểu. Còn theo y học cổ truyền, thận có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để chỉ nhóm chức năng trong cơ thể. Thận điều hòa và duy trì sự thay đổi phần nước trong cơ thể, bài tiết nước tiểu. Thận tàng tinh, quyết định sự sinh trưởng và phát dục của con người. Đây chính là chức năng nội tiết tố, sinh lý nam nữ. Thận chủ cốt tủy, vinh nhuận ra ở tóc, chịu trách nhiệm về hệ thống xương, răng của cơ thể. Thận hỗ trợ phổi nạp khí, nếu thận không nạp khí sẽ sinh hen xuyễn, ngắn hơi.
2. Dấu hiệu cảnh báo chức năng thận bị suy giảm
Khi các chức năng của thận trở nên suy yếu, nhiều bệnh lý có thể xuất hiện như sỏi thận, suy thận, viêm cầu thận, ung thư thận… khiến cuộc sống bị ảnh hưởng, thậm chí nguy hiểm tính mạng. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo chức năng thận bị suy giảm.
Tiểu đêm nhiều
Những tổn thương tại thận thường làm thay đổi thói quen đi tiểu. Khi thận không hoạt động tốt, các vấn đề như đi tiểu thường xuyên vào ban đêm, tiểu ít hoặc có máu. Người bệnh cũng có thể thấy nước tiểu có bọt, màu nâu sẫm hoặc hồng nhạt. Các dấu hiệu cơ bản này cho thấy do lượng protein xuất hiện trong nước tiểu do thận bị tổn thương.
Bất thường khi đi tiểu là dấu hiệu cảnh báo bệnh thận
Suy giảm sinh lý
Khi thận gặp vấn đề, chức năng nội tiết tố, sinh lý nam nữ cũng bị ảnh hưởng. Ở nam giới có thể gặp tình trạng sinh lý yếu, giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh (xuất tinh sớm, không xuất tinh, di mộng tinh), vô sinh. Ở nữ giới sẽ bị bốc hỏa, nám sạm da, rối loạn kinh nguyệt, khí hư, bạch đới, khó thụ thai.
Đau lưng
Suy thận có thể dẫn đến đau lưng. Vị trí đau thường sâu và nằm ngay dưới lồng xương sườn hoặc lan sang vùng háng, hông. Theo các chuyên gia y tế, cơn đau do suy thận dễ kèm với cảm giác ốm yếu, nôn mửa, nhiệt độ cơ thể cao và đi tiểu thường xuyên.
Ngoài đau lưng, bệnh thận cũng gây mất cân bằng điện giải, dẫn đến triệu chứng đau cơ hoặc cảm giác như kim châm ở tay và chân.
Chức năng thận yếu có thể gây đau lưng, mỏi gối
Ù tai, thính lực kém
Theo Đông y, chức năng thận suy giảm sẽ gây thính lực kém, ù tai, nặng hơn là điếc tai. Một số nghiên cứu cũng cho thấy những người thận hư thận yếu nguy cơ ù tai cao gấp 3 lần so với bình thường.
Tóc khô xơ, dễ rụng
Chức năng thận tốt hay xấu có thể biểu hiện qua tóc. Khi chức năng thận suy giảm sẽ làm cho protein trong cơ thể bị mất đi trong nước tiểu. Trong khi đó, các nang tóc được cấu tạo từ hầu hết là protein. Đồng thời cần duy trì dưỡng chất này để bảo vệ và kích thích mọc tóc. Do đó, khi thận suy yếu có thể gây ra tình trạng thiếu chất trên tóc. Từ đó khiến dưỡng chất nuôi tóc bị giảm sút và làm tóc bị gãy rụng, khô xơ.
Khó thở
Thận có chức năng “nạp” khí, hỗ trợ phế hít khí, giáng khí. Khi chức năng thận suy giảm có thể gây ra tình trạng khò khè, khó thở. Nặng hơn là hụt hơi nhiều lần, đặc biệt khi mang vác, sử dụng nhiều sức lực.
Thiếu máu cũng bắt nguồn từ bệnh thận. Bởi tình trạng thiếu tế bào hồng cầu vận chuyển oxy là nguyên nhân phổ biến gây khó thở ở người mắc bệnh thận.
Người thường xuyên mệt mỏi
Khi thận yếu, lượng hồng cầu không được sản sinh đầy đủ khiến cơ thể uể oải. Nguyên nhân do chức năng thải độc tố và lọc tạp chất trong máu không tốt. Các chất cặn bã và chất lỏng dư thừa sẽ tích tụ nhiều trong máu. Từ đó cơ thể sẽ mệt mỏi, chán ăn kéo dài, dẫn tới suy nhược.
Da khô, thường xuyên ngứa ngáy
Thận cũng có khả năng kích thích hoạt động của vitamin D, cần thiết cho sức khỏe của xương. Khi chức năng thận bị suy giảm, sự mất cân bằng dinh dưỡng, khoáng chất trong cơ thể lâu dần cũng dẫn đến các bệnh lý về da, xương. Do đó, người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác ngứa ngáy do phát ban, da khô. Tình trạng này có thể xuất hiện khắp cơ thể, nhưng thường tập trung ở sau lưng, mặt và cánh tay.
Sưng, phù ứ nước
Suy thận sẽ ảnh hưởng đến chức năng lọc máu. Tình trạng này dẫn tới mất cân bằng dịch trong cơ thể, rò rỉ protein ra ngoài. Ngoài ra, chất lỏng dư thừa và natri cũng không được loại bỏ khỏi cơ thể. Đây là nguyên nhân gây phù ở bàn tay, chân, bọng mắt lớn.
3. Giải pháp phòng ngừa và điều trị khi chức năng thận suy giảm
Khi chức năng thận suy giảm thường có diễn biến âm thầm. Chính vì vậy các triệu chứng thường thoáng qua khiến người bệnh chủ quan. Để ngăn ngừa tình trạng suy giảm chức năng thận cần áp dụng các biện pháp toàn diện như:
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: không ăn mặn, ít đường và cholesterol, uống đủ nước
- Hạn chế rượu bia và thuốc lá.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Kiểm soát tối ưu bệnh lý tiểu đường và cao huyết áp.
- Cần xây dựng thói quen khám sức khỏe định kỳ để sàng lọc phát hiện bệnh thận ở giai đoạn sớm.
4. Thuốc Sâm nhung bổ thận TW3 trị chứng thận hư thận yếu
Một trong những sản phẩm được tin dùng hiện nay để bồi bổ và tăng cường chức năng thận là thuốc Sâm nhung bổ thận TW3. Đây là sản phẩm của Công ty CP Dược phẩm TW3 với truyền thống hơn 60 năm kinh nghiệm sản xuất thuốc Đông dược. Sản phẩm được chiết xuất từ Nhân sâm, Nhung hươu, Cao ban long và 20 thảo dược thiên nhiên khác nên an toàn không gây tác dụng phụ.
Nét độc đáo của Sâm nhung bổ thận TW3 là sự lựa chọn khôn khéo và kết hợp hài hòa giữa các vị thuốc vừa bổ khí dưỡng huyết vừa tư âm tráng dương, lấy bổ khí để tráng dương, lấy dưỡng huyết để tư âm, vừa bồi bổ thận âm vừa bồi bổ thận dương. Từ đó mà đạt được công năng bồi bổ thận khí, tăng cường sinh lực và điều trị hiệu quả chứng thận hư thận yếu, tiểu đêm nhiều lần, sinh lý yếu, đau lưng, mỏi gối, tóc bạc sớm.