TOP 8 nguyên nhân gây khản tiếng và cách cải thiện hiệu quả

Khản tiếng là tình trạng thường gặp ở nhiều đối tượng nhiều độ tuổi gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Vậy đâu là những nguyên nhân gây khản tiếng? Tìm hiểu ngay các thông tin chi tiết cùng nhãn hàng Vihodan trong bài viết sau!.

1. Viêm thanh quản

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng khản tiếng đó là viêm thanh quản. Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh âm bị sưng viêm gây khàn tiếng và mất giọng. Các nguyên nhân gây viêm thanh quản thường gặp như: 

  • Thay đổi thời tiết
  • Nhiễm virus (đặc biệt là virus cúm A và B)
  • Nhiễm vi khuẩn (phế cầu khuẩn, tụ cầu, liên cầu khuẩn,…), nấm mốc
  • Hội chứng trào ngược dạ dày
  • Hít phải hơi độc, dị ứng,… 

Viêm thanh quản thường không gây nguy hại cho sức khỏe con người nhưng có thể gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống vì bệnh có tác động trực tiếp tới giọng nói của bệnh nhân.

2. Viêm họng, viêm amidan

Viêm họng, viêm amidan cũng là hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng khản tiếng thường gặp. Bước vào thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột là điều kiện thuận lợi làm tăng tỷ lệ người bị viêm họng, viêm amidan gây khản tiếng, đau họng gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và công việc.

3. U nang dây thanh âm hoặc polyp dây thanh âm

U nang dây thanh âm được hiểu là có khối u xuất hiện trên dây thanh âm khiến giọng nói bị khàn giọng. Nguyên nhân gây ra tình trạng u nang dây thanh âm thường là do lạm dụng giọng nói quá nhiều hoặc do lớp biểu mô bị mắc kẹt trong các nếp gấp. Ngoài ra, vệ sinh giọng nói kém cũng có thể khiến các u nang tích trữ chất nhầy. Khi chất nhầy ở u nang được tích tụ càng nhiều sẽ khiến kích thước u nang tăng lên và gây ảnh hưởng đến vùng rung của dây thanh âm gây khản tiếng.

4. Dị ứng

Khi nhắc đến dị ứng thường nhắc đến các phản ứng như ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, nổi phát ban,… Tuy nhiên, thực thế dị ứng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến khản tiếng theo các cơ chế sau:

  • Phản ứng dị ứng khiến dây thanh quản bị sưng lên.
  • Phản ứng chảy nước mũi sau khiến chất nhầy di chuyển từ mũi vào cổ họng gây kích ứng dây thanh âm.
  • Ho và hắng giọng khi bị dị ứng làm căng dây thanh âm.
  • Sử dụng thuốc kháng trong điều trị dị ứng có thể làm khô chất nhầy trong cổ họng và gây hại cho dây thanh quản.

Vì vậy, người bị dị ứng cũng có khả năng cao bị khản tiếng.

5. Trào ngược dạ dày thực quản

Trong bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản (GERD), acid dạ dày sẽ trào ngược từ dạ dày lên dây thanh âm và làm tổn thương vùng thanh quản. Đây là nguyên nhân khiến giọng nói của bạn bị khàn. Vào buổi sáng tình trạng khản tiếng do trào ngược dạ dày thực quản thường có xu hướng tồi tệ hơn.

6. Hút thuốc 

Người hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc một cách bị động cũng có khả năng bị khản tiếng. Nguyên nhân được giải thích là do khói thuốc lá gây kích thích dây thanh âm từ đó dẫn đến các vấn đề về giọng nói trong thời gian dài như khản tiếng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Người đã từng và đang hút thuốc có nguy cơ bị rối loạn giọng nói cao gấp ba lần so với những người không bao giờ hút thuốc.

Ngoài ra, hút thuốc làm tăng nguy cơ hình thành polyp trên dây thanh quản- một trong số những nguyên nhân gây khản tiếng đã được nhắc đến. 

7. Sử dụng corticosteroid dạng hít lâu dài

Sử dụng thuốc corticosteroid dạng hít lâu dài trong điều trị bệnh hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng khản tiếng.

8. Chấn thương

Bên cạnh các nguyên nhân phổ biến được nhắc đến thì chấn thương ở vùng hầu họng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến dây thanh âm. Vì vậy, giọng nói sẽ bị ảnh hưởng và gây ra tình trạng khản tiếng khó điều trị.

Hướng dẫn dự phòng khản tiếng

Khản tiếng không phải là bệnh lý nguy hiểm tuy nhiên gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Vì vậy nên chủ động phòng tránh, dự phòng khản tiếng bằng một số biện pháp đơn giản như:

  • Luôn giữ ấm cổ họng.
  • Không uống rượu/ bia vì nồng độ cồn cao có thể làm tổn thương họng.
  • Không hút thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc.
  • Không nói to, hò hét quá mức.
  • Trường hợp cần sử dụng giọng nói trong thời gian dài, cần nói nhỏ lại và chủ động tạo những khoảng nghỉ cho họng.

Mẹo chữa khản tiếng tại nhà

Trong trường hợp bạn bị khản tiếng, ngoài việc sử dụng thuốc tây y để điều trị theo hướng dẫn từ chuyên gia y tế, một số mẹo chữa khản tiếng tại nhà hiệu quả và dễ dàng thực hiện như:

  • Dùng mật ong chanh 
  • Sử dụng chanh tươi và muối
  • Dùng quả tắc trị khàn họng
  • Dùng nước giá đỗ
  • Dùng nước lá hẹ hấp cách thủy cùng mật ong
  • Dùng nước gừng mật ong
  • Sử dụng tỏi sống
  • Dùng nước sắc lê cùng quả quýt

Hy vọng với những thông tin được cung cấp về những nguyên nhân gây khản tiếng và mẹo dự phòng và chữa khàn tiếng đơn giản bạn đọc đã biết được cách chăm sóc sức khỏe hô hấp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ hotline 1900. 3199 để nhận thêm tư vấn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

19003199
Chat Facebook
Chat Zalo