1. Thế nào là trẻ bị táo bón?
Trẻ bị táo bón là tình trạng trẻ đi đại tiện phân rắn và khô. Đồng thời trẻ đi ngoài khó khăn, đau đớn gây căng thẳng cho chính bản thân trẻ và gia đình. Số lần đại tiện hàng ngày khác nhau theo từng lứa tuổi. Cụ thể là:
- Trẻ dưới 1 tuổi: Thường đi đại tiện 2-3 lần một ngày. Nếu trẻ chỉ đi 1 lần 1 ngày nhưng phân mềm dẻo, khối lượng bình thường thì vẫn không coi là táo bón.
- Trẻ trên 1 tuổi thường đi đại tiện 1lần/ngày. Khi trẻ đi đại tiện 2-3 lần/ngày nhưng phân rắn thì vẫn gọi là táo bón.
Theo tiêu chuẩn của NICE (Viện quốc gia về sức khỏe và lâm sàng), trẻ bị táo bón nếu có ít nhất 2 trong số các tiêu chí sau:
- Có ít hơn 3 lần đi đại tiện /tuần hoặc số lần đi tiêu không thường xuyên so với bình thường
- Phân to, cứng rắn
- Trẻ khó chịu và căng thẳng mỗi khi đi tiêu
- Phân cứng cộng với gắng sức rặn làm chảy máu hậu môn
- Từng bị táo bón trước đây
- Tiền sử hoặc đang bị nứt hậu môn
2. Nguyên nhân trẻ bị táo bón
Hệ tiêu hóa là một chuỗi khép kín với quá trình ăn vào và thải ra liên tục. Táo bón gây đùn phân, chậm đi ngoài, rối loạn nhịp tiêu hóa… Ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng táo bón ở trẻ đó là:
2.1. Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện
Cơ thể non nớt chưa hoàn thiện có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dưỡng chất và quá trình tiêu hóa của trẻ. Việc tiếp xúc sớm với những loại thức ăn quá đặc, thành phần dinh dưỡng không phù hợp hay các chất đắng, chất cay nóng… có thể làm trẻ bị khó tiêu, táo bón.
2.2. Thiếu cân bằng trong thực đơn
2.3. Do mắc một số bệnh lý
Nguyên nhân gây táo bón có thể bắt nguồn từ các bệnh lý bẩm sinh trong cơ thể. Các bệnh lý bẩm sinh phổ biến như phình đại tràng bẩm sinh, giãn đại tràng sigma … có thể gây ra các chứng táo bón cơ năng ở trẻ.
Ngoài ra, trẻ thường xuyên bị cảm, sốt có thể dẫn đến âm hư. Theo Đông y, âm hư thì dương thịnh vì vậy hư hỏa từ dưới bốc lên. Khiến trẻ dễ đổ mồ hôi trộm khi ngủ, nóng trong người, tân dịch bị tiêu hao nhiều. Từ đó lượng nước trong cơ thể bị thiếu hụt dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ. Âm hư khiến cơ thể bị hư tổn, ốm đau lâu ngày, ăn uống kém, táo bón và nhiều hệ lụy khác.
2.4. Chế độ dinh dưỡng không cân đối của mẹ
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh đang bú mẹ. Mẹ ăn nhiều đồ cay, nóng, chát, đắng. Hoặc các món khó tiêu, nhiều dầu mỡ cũng có thể gây ra những bất lợi đến hệ tiêu hóa của trẻ.
2.5. Trẻ hay căng thẳng, ít vận động
Trẻ có thói quen ngồi nhiều, ham điện thoại ít vận động là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Trẻ ngồi lì trong thời gian dài tạo cơ hội cho phân tích tụ lâu ngày trong cơ thể trở nên khô, cứng và dồn nén thành khối to bất thường. Ngoài ra, trẻ mê chơi, thường xuyên bỏ qua nhu cầu đại tiện lâu ngày có thể làm giảm nhu cầu tự nhiên của cơ thể.
3. Cách điều trị cho trẻ bị táo bón
Để điều trị táo bón mục đích chính là kích thích, hỗ trợ và giúp quá trình đại tiện ở trẻ trở nên dễ dàng và bình thường. Sau đây là 6 phương pháp giúp cải thiện tình trạng trẻ bị táo bón hiệu quả bố mẹ có thể tham khảo.
3.1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý
Dinh dưỡng luôn là điều quan trọng nhất để thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của cơ thể. Sự thiếu hụt hay thừa dinh dưỡng cũng đều gây ra những tác hại không mong muốn.
Chất xơ rất có lợi cho hoạt động tiêu hóa bình thường của trẻ. Chất xơ có thể được tìm thấy rất nhiều trong các loại rau, củ và đặc biệt là các loại quả. Bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ chính là phương pháp điều trị táo bón tự nhiên và hiệu quả. Dưới đây là top 05 loại quả dễ tìm và rất tốt cho những trẻ bị táo bón không đi ngoài được:
Quả bơ
Trong quả bơ chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và lượng chất xơ dồi dào. Các mẹ có thể xay nhuyễn bơ với một ít muối và cho bé ăn 02 ly mỗi ngày, hiệu quả sẽ đến rất nhanh chóng.
Quả mâm xôi
Mâm xôi chưa thành phần dinh dưỡng rất cao. Chỉ với một chén nhỏ mâm xôi, trẻ được bổ sung đến ⅓ nhu cầu chất xơ mỗi ngày. Mẹ có thể cho bé ăn hoặc chế biến thành nước ép tiện lợi mà hiệu quả.
Quả chuối
Chuối chứa nhiều Vitamin B6, kali, pectin và chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Mỗi ngày mẹ nên cho bé sử dụng ½ đến một quả chuối, sau một tuần sẽ thấy được hiệu quả.
Chuối chứa nhiều chất xơ tốt cho tiêu hóa và giảm nguy cơ trẻ bị táo bón
Quả đu đủ
Không chỉ chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đu đủ còn chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Cho trẻ ăn từ 1-2 miếng đu đủ mỗi ngày có thể giảm táo bón hiệu quả.
Cà chua
Trong cà chua chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón như acid citric, pectin, vitamin… Bố mẹ có thể bổ sung cà chua vào bữa ăn hàng ngày của trẻ hoặc ép lấy nước cũng rất tiện dụng.
3.2. Thay đổi sữa công thức phù hợp với trẻ
Một số loại sữa công thức có thành phần dinh dưỡng không phù hợp cũng khiến trẻ bị táo bón. Khi lựa chọn sữa cho con, bố mẹ cần căn cứ theo giai đoạn phát triển của trẻ mà lựa chọn loại sữa thích hợp. Nếu trẻ vẫn xuất hiện tình trạng táo bón, hãy thay đổi nhãn sữa khác. Bố mẹ nên ưu tiên chọn những loại sữa có bổ sung chất xơ trong thành phần. Chúng sẽ giúp trẻ cải thiện tình trạng thiếu xơ và giúp hạn chế táo bón khi dùng sữa công thức.
3.3. Massage bụng
Massage bụng có thể giúp tăng cường lưu thông máu. Đồng thời kích thích tăng cường nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Mẹ hãy xoa nhẹ nhàng vùng bụng khung đại tràng theo chiều từ phải sang trái. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần, mỗi lần khoảng 5 phút. Mẹ nên massage cho bé trước bữa ăn 30 phút.
3.4. Bài tập “ đạp xe”
Tương tự như massage bụng, động tác đạp xe cũng có tác dụng giúp phòng tránh và giảm táo bón ở trẻ. Cách thực hiện đơn giản là nắm nhẹ hai cổ chân của trẻ, vận động xoay tròn như động tác đạp xe.
3.5. Tập thói quen đi ngoài mỗi ngày, ngồi đúng tư thế
Dáng ngồi xổm được cho là tư thế đi đại tiện tốt nhất. Tại tư thế này, đường đi của phân đến hậu môn gần như được nối thẳng, do đó phân có thể dễ dàng được tống khứ ra ngoài.
Ngoài ra, tập thói quen đi ngoài mỗi ngày cho bé cũng là một phương pháp khá hiệu quả. Bố mẹ nên cho trẻ đi đại tiện vào những khung giờ nhất định để tạo phản xạ đi vệ sinh tự nhiên cho trẻ. Điều này giúp quá trình đại tiện liên tục và đều đặn, hạn chế tối đa sự tắc nghẽn gây ra táo bón.
3.6. Đưa trẻ đi khám
Trường hợp trẻ bị táo bón không đi ngoài được bố mẹ nên đưa bé đi khám nếu kèm theo các biểu hiện sau:
- Táo bón kéo dài, thay đổi nhiều phương pháp nhưng vẫn không khỏi.
- Phân quá thô cứng, trẻ đi ngoài xuất hiện vết máu trong phân.
- Trẻ xanh xao, biếng ăn, sụt cân, tâm lý thường xuyên cáu gắt.
4. Forikid thảo dược hỗ trợ giảm nguy cơ cho trẻ bị táo bón
Ngoài việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, cha mẹ có thể sử dụng các sản phẩm từ thảo dược để cải thiện tình trạng này. Một trong những sản phẩm được tin dùng hiện nay là TPBVSK Forikid. Đây là sản phẩm của Công ty CP Dược phẩm Trung Ương 3 với truyền thống hơn 60 năm sản xuất thuốc Đông dược. Forikid với thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên như Thục địa, Thạch hộc, Táo chua, Tỳ giải, Hoài Sơn, Củ súng. Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ:
- Bổ tỳ vị, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng
- Giảm nguy cơ táo bón,
- Tăng cường sức khỏe
Sản phẩm được bào chế dưới dạng cao lỏng vị ngọt dịu nên rất an toàn và phù hợp cho trẻ. Trong quá trình sử dụng nếu cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ tổng đài 1900.3199 để được hỗ trợ và giải đáp.