Tiểu đêm là căn bệnh phổ biến thường gặp ở người cao tuổi. Đây là tình trạng người bệnh đi tiểu tăng số lần và số lượng nước tiểu trong đêm. Để điều trị hiệu quả căn bệnh này cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra tiểu đêm. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây.
1. Khái niệm chứng Tiểu đêm
Theo PGS.TS. Trần Quốc Bảo -Nguyên Chủ nhiệm khoa Y học cổ truyền bệnh viện Quân y 103. Chứng đi tiểu đêm nhiều lần là tình trạng tăng số lần và số lượng nước tiểu trong đêm. Nói chung, từ lúc đi ngủ đến trước khi dậy mà đi tiểu vượt quá 2 lần. Số lượng nước tiểu trên 750ml, hoặc vượt quá 1/3 tổng lượng nước tiểu trong 24 giờ.
Triệu chứng đi tiểu đêm nhiều lần thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu thường quy, cấy khuẩn nước tiểu đều không thấy bất thường. Tuy nhiên thường kèm theo một số triệu chứng khác như lo nghĩ, mất ngủ, ngủ hay mê… Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe chung của người bệnh.
Tiểu đêm nhiều lần gây nhiều phiền toái cho người bệnh
2. Nguyên nhân gây nên tiểu đêm
Một số nguyên nhân phổ biến có thể gây tiểu đêm nhiều lần như:
2.1. Tiểu đêm sinh lý
Nếu trước khi đi ngủ bạn uống nhiều nước, bia, trà đặc. Hoặc ăn cháo loãng, một số thực phẩm có tính chất lợi tiểu như dưa hấu, đu đủ… Đây đều là nguyên nhân khiến bạn buồn đi tiểu đêm do bàng quang đầy và kích thích.
2.2. Tiểu đêm do yếu tố thần kinh
Một số người đã từng bị tiểu đêm nhiều lần do thần kinh căng thẳng, mất ngủ, thậm chí có thể trở thành thói quen tiểu đêm.
Mất ngủ là một trong những nguyên nhân gây tiểu đêm nhiều lần
2.3. Cơ teo nhẽo
Ở người cao tuổi, cơ bị teo nhẽo làm giảm khả năng lưu giữ nước tiểu ở bàng quang. Khiến người cao tuổi thường đi tiểu nhiều lần trong ngày kể cả ban đêm.
2.4. Rối loạn chức năng thận
Chức năng thận suy giảm làm giảm khả năng cô đặc nước tiểu vì thế nên gây đi tiểu đêm nhiều lần. Ngoài ra, nếu bị bệnh tăng huyết áp, vữa sơ mạch máu, suy thận… ảnh hưởng đến chức năng thận và gây đi tiểu đêm nhiều lần.
2.5. Bệnh tiết niệu sinh dục
Nam giới tuổi cao thường gặp tình trạng phì đại tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt tăng sinh làm chèn ép bàng quang gây đi tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu ít. Hoặc những trường hợp viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu cũng gây ra tiểu nhiều. Đặc biệt tình trạng này xảy ra cả ban ngày và ban đêm. Nữ giới tuổi cao thường bị sa tử cung gây kích thích bàng quang và dẫn đến đi tiểu đêm nhiều lần.
2.6. Bệnh nội tiết và bệnh tim mạch:
Một số bệnh lý như đái tháo đường, đái tháo nhạt, suy tim… cũng gây ra tiểu đêm nhiều lần. Vì thế, tình trạng tiểu đêm nhiều lần có thể là dấu hiệu báo trước một số bệnh. Người bệnh nên đi thăm khám và kiểm tra để có chẩn đoán và điều trị phù hợp.
3. Tiểu đêm theo quan niệm Y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, tiểu đêm liên quan trực tiếp đến chức năng của tạng thận. Để tìm hiểu nguyên nhân tiểu đêm cần hiểu rõ vai trò chức năng của thận theo Đông y.
3.1. Vai trò của tạng thận theo Đông y
Theo y học cổ truyền thì tạng thận có nhiều vai trò quan trọng với cơ thể. Thận là gốc của tiên thiên, là cội nguồn của tạng phủ. Là gốc rễ của 12 kinh mạch, là cơ sở của sinh mệnh, là bể chứa tinh huyết. Chức năng của tạng thận có liên quan đến hầu hết các cơ quan của cơ thể như:
- Thận có chức năng tàng tinh để thúc đẩy sinh trưởng, phát dục, sinh đẻ.
- Thận chủ thủy là để điều tiết trao đổi thủy dịch trong cơ thể
- Thận chủ nạp khí để giúp cho điều tiết hít thở.
- Thận chủ cốt tủy, chịu trách nhiệm hệ thống xương răng cơ thể.
- Thận liên quan đến tóc giúp cho tóc khỏe, bóng mượt.
- Thận khai khiếu ra tai giúp cho tai nghe rõ.
- Thận chủ nhị âm là điều tiết đại tiện và tiểu tiện.
- Thận quan hệ biểu lý với bàng quang là nơi chứa đựng và bài tiết nước tiểu ra ngoài.
Chức năng của thận tốt thì giúp chuyển hóa các chất trong cơ thể diễn ra cân bằng. Các chất cặn bã sẽ được chuyển xuống lưu trữ ở bàng quang. Khi đạt đến số lượng nhất định, nhờ tác dụng khí hóa và cố nhiếp của thận làm bàng quang đóng mở đúng lúc để bài xuất ra ngoài. Vì vậy, khi thận khí không cố nhiếp sẽ gây nên chứng đi tiểu nhiều lần, không nhịn được tiểu, đái dầm, tiểu són, tiểu khó, bí tiểu tiện…
3.2. Nguyên nhân tiểu đêm theo y học cổ truyền
Nguyên nhân chứng tiểu đêm liên quan đến rối loạn chức năng một số tạng phủ như:
- Chứng thận dương bất túc: Làm số lần tiểu tăng, nước tiểu trong, tiểu đêm nhiều lần. Kèm theo đau lưng, sợ lạnh, chườm ấm thì dễ chịu, chân tay lạnh, hụt hơi, mạch trầm tế vô lực.
- Thận khí hao hư: Đi tiểu đêm nhiều lần, mệt mỏi, đau và lạnh lưng, đại tiện phân lỏng nát, mạch trầm tế;
- Tâm tỳ lưỡng hư: Đi tiểu đêm nhiều lần, chân tay mỏi, ngủ hay mê, dễ tỉnh giấc, hồi hộp, hay quên, sắc mặt không tươi, mạch tế nhược.
Chức năng thận suy giảm là nguyên nhân gây tiểu đêm thường gặp
4. Điều trị Tiểu đêm theo Y học cổ truyền
Tùy theo nguyên nhân cơ chế bệnh sinh mà có thể sử dụng các pháp điều trị như bổ thận, thanh trừ thấp nhiệt, hoạt huyết hóa ứ. Sản phẩm thường được sử dụng trên lâm sàng là Sâm nhung bổ thận TW3. Đây là bài thuốc có tác dụng bổ thận, cố tinh sáp niệu. Từ đó giúp bàng quang giữ nước tốt hơn. Sản phẩm của Công ty CP Dược phẩm Trung Ương 3 với hơn 60 năm kinh nghiệm sản xuất thuốc Đông dược.
Sâm nhung bổ thận với thành phần hoàn toàn từ dược liệu như Nhân sâm, Nhung hươu và hơn 20 loại dược liệu quý khác. Sản phẩm dùng cho cả nam và nữ trong các trường hợp thận hư thận yếu với biểu hiện cụ thể là:
- Đau lưng mỏi gối
- Ù tai, thính lực kém
- Tóc bạc sớm
- Tiểu đêm nhiều lần
- Sinh lý yếu.
Ngoài ra, tùy theo hoàn cảnh và mức độ bị bệnh mà có thể áp dụng một số biện pháp điều trị đơn giản khác như day ấn hoặc cứu. Tại các huyệt như dũng tuyền, túc tam lý, quan nguyên, chiếu hải. Mỗi lần day hoặc cứu mồi ngải khoảng 10 phút trước khi đi ngủ. Nếu cần tư vấn thêm về chứng tiểu đêm, vui lòng gọi đến tổng đài 1900.3199 để được hỗ trợ.