1. Khái niệm viêm đại tràng
Viêm đại tràng là quá trình viêm nhiễm gây tổn thương ở niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau. Mức độ nhẹ thì niêm mạc kém bền vững và dễ chảy máu. Mức độ nặng thì xuất hiện các vết loét, xung huyết, xuất huyết.
Viêm đại tràng cấp nếu không điều trị sớm và dứt điểm, lâu dần có thể chuyển thành viêm đại tràng mạn tính. Và viêm đại tràng mạn tính lâu năm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như giãn đại tràng, thủng đại tràng, ung thư đại tràng…
2. Biểu hiện của viêm đại tràng
Một số triệu chứng điển hình của tình trạng viêm đại tràng có thể kể đến như:
– Đau bụng có thể đau quặn từng cơn hoặc âm ỉ ở phần dưới rốn, đôi khi đau dọc theo khung đại tràng. Khi đau thường buồn đi ngoài, khi đi được rồi thì thấy bớt đau hơn. Các cơn đau này rất dễ tái phát, đặc biệt là về ban đêm.
– Rối loạn đại tiện: Thường đi ngoài nhiều lần (trên 3 lần/ngày), phân lỏng nát, không thành khuôn, có mùi hôi tanh và kèm chất nhầy, máu. Cũng có khi táo bón kèm nhầy mũi hoặc táo lỏng xen kẽ.
– Đầy bụng, bụng căng tức, ấm ách, khó chịu.
– Chán ăn, người mệt mỏi, ăn không ngon miệng
3. Biến chứng của viêm đại tràng
– Ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày: người bệnh mệt mỏi, chán ăn, ăn uống kiêng khem dẫn đến thiếu chất, suy nhược cơ thể, mất ngủ, không tập trung học tập và làm việc…
– Nếu không điều trị kịp thời, không điều trị dứt điểm bệnh cấp tính sẽ tiến triển thành mạn tính. Người bệnh có thể phải đối mặt với tình trạng giãn đại tràng, thủng đại tràng, xuất huyết đại tràng…
– Có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng sau 8 – 10 năm, nhất là trong các trường hợp có nhiều polyp đại tràng với kích thước lớn.
4. Nguyên nhân gây viêm đại tràng
– Đường ruột bị nhiễm khuẩn, virus Rota, amip, sán ruột, vi nấm do ăn phải thức ăn kém vệ sinh, nước bị ô nhiễm. Khi xâm nhập vào cơ thể, giải phóng độc tố gây viêm xuất tiết, tiêu hủy lớp tế bào biểu mô niêm mạc. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây viêm đại tràng
– Một số bệnh đường ruột: thiếu máu cục bộ đại tràng, viêm ruột kích thích
– Lạm dụng kháng sinh: làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, vi khuẩn có hại phát triển mạnh gây viêm đại tràng
– Nhiễm độc: asen, thủy ngân, thuốc diệt cỏ
– Căng thẳng do áp lực: thường xuyên bị áp lực, căng thẳng, buồn phiền
5. Giải pháp phòng và cải thiện viêm đại tràng
5.1. Nguyên tắc cải thiện
- Điều trị sớm và dứt điểm
- Xác định chính xác nguyên nhân để có phác đồ thích hợp
- Sử dụng các biện pháp để giảm nhanh triệu chứng ở giai đoạn cấp
- Kết hợp dùng thuốc với chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp
5.2. Sử dụng Tân dược:
• Kháng sinh để chống nhiễm trùng, thuốc kháng nấm, thuốc kháng lao, thuốc chống ký sinh trùng
• Thuốc giảm đau và chống co thắt, thuốc điều trị tiêu chảy, chống loạn khuẩn
Ưu điểm của phương pháp này là giảm nhanh các triệu chứng. Tuy nhiên dùng lâu dài lại gây ra nhiều tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, tăng men gan. Nặng hơn là gây suy thận, tăng huyết áp, rối loạn hệ vi sinh đường ruột. Đồng thời dùng thuốc tân dược chỉ điều trị triệu chứng nên bệnh dễ tái phát, nhờn thuốc.
5.3. Sử dụng thảo dược thiên nhiên:
5.3.1. Nguyên nhân gây viêm đại tràng theo y học cổ truyền
– Mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh
– Tinh thần hay căng thẳng, lo lắng, buồn phiền, cáu giận kéo dài …
– Ăn uống không điều độ, sử dụng đồ ăn kém vệ sinh, sống lạnh, rượu bia nhiều…
– Cơ thể suy nhược hoặc bệnh tật lâu ngày làm ảnh hưởng đến chức năng tỳ vị và đại tràng. Từ đó gây rối loạn tiêu hóa, lâu ngày dẫn đến viêm đại tràng.
5.3.2. Nguyên tắc chữa bệnh theo y học cổ truyền
Từ lâu bài thuốc cổ phương Sâm linh bạch truật tán đã được sử dụng để chữa các bệnh lý đại tràng và cho hiệu quả cao. Bài thuốc gồm các thảo dược như:
- Đảng sâm, Bạch truật, Cam thảo, Bạch linh: Bổ tỳ vị
- Hoài sơn, Liên nhục: Hòa vị, lý khí, thẩm thấp giúp cầm đi ngoài lỏng
- Sa nhân: Lý khí, hóa thấp, giúp diệt lỵ amip.
5.4. TPBVSK An vị tràng TW3
Với truyền thống hơn 60 năm kinh nghiệm sản xuất Đông dược, Công ty CP Dược phẩm Trung Ương 3 đã kết hợp bài cổ phương trên cùng một số thảo dược khác như:
- Hoàng liên: Có tác dụng hỗ trợ thanh nhiệt táo thấp, chữa tiết tả lỵ
- Nano Curcumin, Mộc hương: Có tác dụng hỗ trợ hành khí chỉ thống, giúp giảm đau bụng
Để bào chế ra TPBVSK An vị tràng TW3 có tác dụng hỗ trợ:
- Kiện tỳ, tăng cường tiêu hóa
- Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần.
Sản phẩm dùng có các trường hợp bị viêm đại tràng cấp và mãn tính, bị rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh việc dùng các thảo dược, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện lối sống lành mạnh để có hiệu quả tốt nhất và bền vững.