Tại Lễ khởi động Chương tình phát triển sản phẩm quốc gia vắc xin phòng bệnh cho người diễn ra ngày 28/1 Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã vui mứng thông báo như vậy. Theo bà Tiến, tại phiên họp Tổ chức vắc xin toàn cầu năm 2013 TCMR VN được đánh giá là một trong những chương trình thành công nhất, được các chuyên gia phân tích ở cả khía cạnh y tế, kinh tế, khoa học. Nhờ TCMR chúng ta đã thanh toán được bệnh bại liệt, loại trừ uấn ván sơ sinh, cùng các nước khu vực tiến tới khống chế dịch sởi. Tỉ lệ mắc của các bệnh nhiễm trùng do có TCMR bảo vệ đã giảm đi rất nhiều
Đặc biệt, Việt Nam đã sản xuất 10/11 vắc xin cung cấp cho chương trình TCMR và bước đầu chuẩn bị để xuất khẩu ra thị trường. Việt Nam là một trong những nước ở khu vực ASEAN có thể tự túc vắc xin ngay từ những đầu năm 80, thành quả thanh toán các bệnh bại liệt, uấn ván sơ sinh bằng chính nguồn vắc xin của Việt Nam là một trong những thành tự to lớn.
Bộ trưởng Tiến cho biết, hiện nay, nhờ chuyển giao công nghệ của Nhật mà Việt Nam đã có thể sản xuất vắc xin sởi đạt GMP, có thể sản xuất rất tốt vắc xin B trong TCMR và dịch vụ, vắc xin viêm não Nhật Bản B, vắc xin thương hàn và một số vắc xin được Pháp chuyển giao công nghệ.
Để chuyển hóa mạnh mẽ, để vắc xin trở thành một trong những hàng hóa thương mại đáp ứng nhu cầu thị trường, phát triển ra thế giới Bộ Y tế đã đề xuất phát triển sản phẩm quốc gia vắc xin phòng bệnh cho người và được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, bắt đầu thực hiện từ năm 2015 đến năm 2020.
Theo đó, Đề án đặt mục tiêu sẽ sản xuất và thương mại hóa được ít nhất 8 loại vắc xin quan trọng phòng bệnh cho người với chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu của Chương tình tiêm chủng quốc gia, thay thế vắc xin nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu (vắc xin phối hợp 6 trong 1, tiêu chảy do vi rút Rota, viêm não Nhật Bản trên tế bào Vero, cúm mùa, thương hàn vi cộng hợp, dại trên tế bào Vero, viêm gan A trên tế bào lưỡng bộ, rubella, phối hợp sởi – rubella.
Hiện nay công nghệ sản xuất vắc xin cúm H1N1 được sự giúp đỡ của thế giới Việt Nam đã xây dựng được một nhà máy sản xuất vắc xin cúm đạt GPM và là 1 trong 12 nhà máy sản xuất vắc xin trên toàn cầu để cung ứng vắc xin khi có đại dịch cúm trên toàn cầu.
Bộ Y tế quyết liệt chỉ đạo các đơn vị quyết liệt đạt GMP và các tiêu chuẩn của quốc tế. Có thể vắc xin xuất khẩu trong tương lai là vắc xin sởi và VN cũng là 1 trong 12 nhà máy sản xuất vắc xin cúm.
Đúng chủ trương người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam, vấn đề nội địa hóa và sản xuất trong nước, trong đó ngành dược, y tế là đi đầu trong lĩnh vực để nội địa hóa, giúp cho người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam.
Chỉ lấy ví dụ với vắc xin ngừa tiêu chảy do vi rút Rota, trong khi sản phẩm nhập khẩu có giá hơn 700 nghìn thì tại Việt Nam, sản phẩm này đã được sản xuất thành công, hiệu quả phòng bệnh tương đương nhưng số tiền chưa bằng một nửa so với vắc xin nhập, với chỉ khoảng 300 nghìn đồng một liều.
Bộ trưởng Tiến cho biết, Việt Nam đặt mục tiêu của đề án sản xuất các loại vắc xin đạt tiêu chảu của WHO như nhau: Ngừa tiêu chảy Rota vi rút 10 triệu liều/năm; Viêm não Nhật Bản B trên tế bào Vero: 10 triệu liều/năm; cúm mùa 5 triệu liều/năm; vắc xin 6 trong 1 10 triệu liều/năm…. Tổng giá trị các loại vắc xin sản xuất được đạt xấp xỉ 2.000 tỷ đồng/năm vào năm 2020.
( Nguồn báo Dân trí )
Đặc biệt, Việt Nam đã sản xuất 10/11 vắc xin cung cấp cho chương trình TCMR và bước đầu chuẩn bị để xuất khẩu ra thị trường. Việt Nam là một trong những nước ở khu vực ASEAN có thể tự túc vắc xin ngay từ những đầu năm 80, thành quả thanh toán các bệnh bại liệt, uấn ván sơ sinh bằng chính nguồn vắc xin của Việt Nam là một trong những thành tự to lớn.
Bộ trưởng Tiến cho biết, hiện nay, nhờ chuyển giao công nghệ của Nhật mà Việt Nam đã có thể sản xuất vắc xin sởi đạt GMP, có thể sản xuất rất tốt vắc xin B trong TCMR và dịch vụ, vắc xin viêm não Nhật Bản B, vắc xin thương hàn và một số vắc xin được Pháp chuyển giao công nghệ.
Để chuyển hóa mạnh mẽ, để vắc xin trở thành một trong những hàng hóa thương mại đáp ứng nhu cầu thị trường, phát triển ra thế giới Bộ Y tế đã đề xuất phát triển sản phẩm quốc gia vắc xin phòng bệnh cho người và được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, bắt đầu thực hiện từ năm 2015 đến năm 2020.
Theo đó, Đề án đặt mục tiêu sẽ sản xuất và thương mại hóa được ít nhất 8 loại vắc xin quan trọng phòng bệnh cho người với chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu của Chương tình tiêm chủng quốc gia, thay thế vắc xin nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu (vắc xin phối hợp 6 trong 1, tiêu chảy do vi rút Rota, viêm não Nhật Bản trên tế bào Vero, cúm mùa, thương hàn vi cộng hợp, dại trên tế bào Vero, viêm gan A trên tế bào lưỡng bộ, rubella, phối hợp sởi – rubella.
Hiện nay công nghệ sản xuất vắc xin cúm H1N1 được sự giúp đỡ của thế giới Việt Nam đã xây dựng được một nhà máy sản xuất vắc xin cúm đạt GPM và là 1 trong 12 nhà máy sản xuất vắc xin trên toàn cầu để cung ứng vắc xin khi có đại dịch cúm trên toàn cầu.
Bộ Y tế quyết liệt chỉ đạo các đơn vị quyết liệt đạt GMP và các tiêu chuẩn của quốc tế. Có thể vắc xin xuất khẩu trong tương lai là vắc xin sởi và VN cũng là 1 trong 12 nhà máy sản xuất vắc xin cúm.
Đúng chủ trương người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam, vấn đề nội địa hóa và sản xuất trong nước, trong đó ngành dược, y tế là đi đầu trong lĩnh vực để nội địa hóa, giúp cho người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam.
Chỉ lấy ví dụ với vắc xin ngừa tiêu chảy do vi rút Rota, trong khi sản phẩm nhập khẩu có giá hơn 700 nghìn thì tại Việt Nam, sản phẩm này đã được sản xuất thành công, hiệu quả phòng bệnh tương đương nhưng số tiền chưa bằng một nửa so với vắc xin nhập, với chỉ khoảng 300 nghìn đồng một liều.
Bộ trưởng Tiến cho biết, Việt Nam đặt mục tiêu của đề án sản xuất các loại vắc xin đạt tiêu chảu của WHO như nhau: Ngừa tiêu chảy Rota vi rút 10 triệu liều/năm; Viêm não Nhật Bản B trên tế bào Vero: 10 triệu liều/năm; cúm mùa 5 triệu liều/năm; vắc xin 6 trong 1 10 triệu liều/năm…. Tổng giá trị các loại vắc xin sản xuất được đạt xấp xỉ 2.000 tỷ đồng/năm vào năm 2020.
( Nguồn báo Dân trí )