1. Các bệnh đau nhức xương khớp thường gặp
Đau nhức xương khớp là bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên và cao tuổi. Các biểu hiện của bệnh tuy không nguy hiểm cấp tính nhưng lại ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt của người bệnh. Một số bệnh xương khớp thường gặp như:
1.1. Thoái hóa khớp
Thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên, cao tuổi do sự bào mòn sụn khớp, đĩa đệm. Trong các khớp, cột sống có một lượng dịch nhầy. Khi bị thoái hóa khiến chúng ít đi gây đau cứng khớp, khô khớp, cột sống. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên, tỷ lệ ở nữ cao hơn nam. Nguyên nhân do thay đổi về nội tiết tố và quá trình sinh nở.
1.2. Viêm khớp
Thường xuất hiện ở các vị trí khớp háng, khớp ngón tay, khớp cổ tay, khớp gối,… Tại các vị trí này xuất hiện tình trạng sưng và gây đau.
1.3. Viêm khớp dạng thấp
Là bệnh tự miễn, có thể xuất hiện ở nhiều khớp khác nhau và mang tính chất đối xứng 2 bên. Bệnh xảy ra khi hệ thống tự miễn dịch tấn công lên mô xung quanh của khớp (bao hoạt dịch). Từ đó gây sưng đau, cứng khớp và nghiêm trọng hơn có thể gây ảnh hưởng đến mạch máu, tim, phổi, da, mắt….
1.4. Loãng xương
Là tình trạng xương trở nên xốp, giòn và rất dễ gãy. Điều này khiến toàn thân bị đau nhức và nghiêm trọng hơn có thể gây nên các bệnh lý về xương khớp khác.
1.5. Thoát vị đĩa đệm
Thường xuất hiện ở vị trí cột sống thắt lưng, đốt sống cổ. Căn bệnh này khiến các dây thần kinh bị chèn ép và nếu để lâu ngày không chữa có thể gây liệt, teo cơ.
1.6. Đau thần kinh tọa
Là tình trạng cơ thể đau từ vùng thắt lưng kéo xuống đến bàn chân
2. Nguyên nhân gây bệnh đau nhức xương khớp
2.1. Nguyên nhân bên ngoài
Nếu do hàn xâm nhập vào sẽ gây đau dữ dội tại các khớp vì hàn có tính ngưng trệ. Đặc biệt khi trời lạnh thì đau tăng, ban đêm thì đau nhiều hơn ban ngày.
Nếu do thấp xâm nhập sẽ gây đau tê buốt cơ khớp, chân tay nặng nề. Do ẩm thấp có tính dính trệ, nặng nề.
Nếu do nhiệt xâm nhập vào sẽ gây sưng nóng đỏ đau lan tỏa ở nhiều khớp, không thích xoa nắn. Thường đau ban ngày nhiều hơn ban đêm, gặp lạnh thì giảm đau. Nguyên nhân thường do nắng gắt mùa hè gặp mưa rào khiến thấp và nhiệt bốc lên gây bệnh.
2.2. Nguyên nhân bên trong
3. Phương pháp điều trị đau nhức xương khớp
4. Bài thuốc điều trị xương khớp Độc hoạt tang ký sinh
4.1. Thành phần bài thuốc
- Độc hoạt, tế tân, phòng phong, tần giao: Phối hợp với nhau để tăng cường tác dụng khu phong trừ thấp.
- Tang ký sinh, ngưu tất, đỗ trọng phối hợp với nhau để tăng cường tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, cơ bắp.
- Đẳng sâm, bạch linh, cam thảo phối hợp với nhau để bổ khí, tăng cường chính khí, tiêu diệt tà khí.
- Đương quy, bạch thược, xuyên khung, sinh địa phối hợp với nhau để bổ huyết, hoạt huyết, bổ can thận, ích khí huyết.
- Quế chi có tác dụng ôn tán hàn tà, thông lợi huyết mạch, có tác dụng giảm đau.
4.2. Tác dụng của bài thuốc
- Bổ can thận
- Bổ khí huyết
- Khu phong tán hàn, trừ thấp
- Thông kinh hoạt lạc
4.3. Đối tượng sử dụng của bài thuốc
- Viêm, đau thần kinh ngoại biên: Thần kinh tọa, đau vai gáy.
- Viêm khớp, đau nhức khớp xương, thoái hóa khớp.
- Đau lưng, mỏi lưng. Khí huyết ứ trệ không lưu thông