Bệnh đau nhức xương khớp là nhóm bệnh lý khá phổ biến ở những người có độ tuổi từ 45 trở lên. Đây không phải là bệnh nguy hiểm cấp tính nhưng lại gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, gây khó khăn cho cuộc sống. Việt Nam được xếp vào nhóm các nước có tỷ lệ dân số mắc bệnh xương khớp cao nhất thế giới.Tỉ lệ mắc các bệnh xương khớp tăng theo độ tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa. Cụ thể có đến hơn 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và 80% người trên 80 tuổi mắc các chứng bệnh về cơ xương khớp. Người bệnh cần điều trị kịp thời để tránh tình trạng tàn phế, tàn tật có thể xảy ra. Ngoài ra, bệnh còn gây các biến chứng như mệt mỏi, tim mạch, thiếu máu, ác tính và loãng xương. Đặc biệt đối với biến chứng tim mạch có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 4 lần.
1. Các bệnh lý đau nhức xương khớp phổ biến hay gặp
1.1. Thoái hóa khớp, cột sống
Thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên, cao tuổi do sự bào mòn sụn khớp, đĩa đệm. Trong các khớp, cột sống có một lượng dịch nhầy. Khi bị thoái hóa khiến chúng ít đi gây đau cứng khớp, khô khớp, cột sống. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên, tỷ lệ ở nữ cao hơn nam. Nguyên nhân do thay đổi về nội tiết tố và quá trình sinh nở.
Thoái hóa khớp là bệnh lý đau nhức xương khớp phổ biến
1.2. Viêm khớp
Thường xuất hiện ở các vị trí khớp háng, khớp ngón tay, khớp cổ tay, khớp gối,… Tại các vị trí này xuất hiện tình trạng sưng và gây đau.
1.3. Viêm khớp dạng thấp
Là bệnh tự miễn, có thể xuất hiện ở nhiều khớp khác nhau và mang tính chất đối xứng 2 bên. Bệnh xảy ra khi hệ thống tự miễn dịch tấn công lên mô xung quanh của khớp (bao hoạt dịch). Từ đó gây sưng đau, cứng khớp và nghiêm trọng hơn có thể gây ảnh hưởng đến mạch máu, tim, phổi, da, mắt….
1.4. Loãng xương
Là tình trạng xương trở nên xốp, giòn và rất dễ gãy. Điều này khiến toàn thân bị đau nhức và nghiêm trọng hơn có thể gây nên các bệnh lý về xương khớp khác.
1.5. Thoát vị đĩa đệm
Thường xuất hiện ở vị trí cột sống thắt lưng, đốt sống cổ. Căn bệnh này khiến các dây thần kinh bị chèn ép và nếu để lâu ngày không chữa có thể gây liệt, teo cơ.
Bệnh lý xương khớp hay gặp là thoát vị đĩa đệm
1.6. Bệnh Gai cột sống
Là tình trạng phát triển thêm của xương trên thân đốt, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Do đĩa sụn và xương bị thoái hóa, mặt xương khớp nhọn và gai mọc ra và chèn ép lên dây thần kinh gây ra đau.
1.7. Đau thần kinh tọa
Là tình trạng cơ thể đau từ vùng thắt lưng kéo xuống đến bàn chân
2. Nguyên nhân gây bệnh lý đau nhức xương khớp
2.1. Nguyên nhân theo y học hiện đại
– Tuổi tác: Người lớn tuổi có nhiều khả năng bị đau xương khớp do các bộ phận bị lão hóa.
– Nghề nghiệp: Các công việc đòi hỏi duy trì cùng một tư thế trong thời gian dài. Công việc thực hiện động tác lặp đi lặp lại với tốc độ cao, mất nhiều lực. Hoặc các trường hợp vận động sai tư thế, dùng máy móc làm rung cơ thể, cánh tay sẽ dẫn đến rối loạn cơ xương khớp.
Công việc ngồi lâu một tư thế cũng là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp
– Di truyền: khả năng mắc bệnh xương khớp cao khi trong gia đình có tiền sử người thân mắc bệnh lý xương khớp
– Thừa cân, béo phì: gây áp lực cho các khớp gối, lưng lâu dần thành cơn đau xương khớp mạn tính.
– Chế độ ăn uống thiếu chất: không đầy đủ chất dinh dưỡng, thiếu hụt Canxi, Omega 3 làm tăng khả năng bị đau nhức xương khớp khi về già. Thói quen sử dụng nhiều rượu bia, hút thuốc lá cũng là tác nhân gây đau nhức xương khớp ở người cao tuổi.
– Chấn thương: sau tai nạn, té ngã gây ảnh hưởng đến khớp, dây chằng dẫn tới đau nhức nhất là khi thời tiết thay đổi
2.2. Nguyên nhân bệnh lý đau nhức xương khớp theo Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, tất cả các bệnh đau nhức xương khớp, sưng nóng đỏ, tê nặng tại khớp nằm trong phạm trù chứng Tý. Tý có nghĩa là tắc nghẽn không thông.
Nguyên nhân bên ngoài:
Do chính khí yếu, không đầy đủ nên ngoại tà như phong (gió), hàn (lạnh), thấp (ẩm), nhiệt xâm nhập vào da, kinh lạc, gân xương. Khi tà khí xâm nhập vào cơ thể làm cơ nhục, gân cốt, kinh lạc bị trệ tắc. Sự vận hành lưu thông của khí huyết cũng bị rối loạn. Khí huyết không lưu thông được gây đau mỏi, tê dại, đau nhức hoặc sưng tại các khớp. Từ đó gây ra viêm khớp, viêm đau dây thần kinh ngoại biên.
Nguyên nhân bên trong:
Khi bệnh tật lâu ngày, tạng can thận bị hư, chức năng tạng phủ suy yếu. Từ đó ảnh hưởng đến việc tạo ra khí huyết làm cho khí huyết giảm sút không nuôi dưỡng cân mạch đầy đủ. Khí huyết ứ trệ không lưu thông được gây ra đau nhức xương khớp.
3. Triệu chứng bệnh lý đau nhức xương khớp
Thường triệu chứng đau thành từng cơn, có đợt kéo dài vài ngày, 1-2 tuần sau đó thì quay lại thì nặng hơn. Vòng tuần hoàn cứ thế lặp lại, một số triệu chứng cụ thể như sau:
– Đau tại các khớp
– Có thể có biểu hiện viêm, sưng đỏ
– Thường buổi sáng thức dậy có cảm giác đau mỏi và cứng khớp
– Đau khớp mỗi khi thời tiết thay đổi và đau nhiều về đêm
– Việc cử động các khớp khó khăn và mất đi độ linh hoạt.
Đau nhức tại nhiều khớp như khớp cổ tay, cổ chân, bàn tay chân, gối, cột sống …
4. Phương pháp cải thiện bệnh đau nhức xương khớp
4.1. Chế độ ăn uống sinh hoạt
- Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao đều đặn và nhẹ nhàng
- Thay đổi lối sống: không hút thuốc, ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng stress, giảm cân ở người béo phì
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn đầy đủ dưỡng chất
- Giữ ấm khớp
- Liệu pháp vật lý trị liệu
- Kéo giãn cột sống, phẫu thuật
- Châm cứu bấm huyệt, massage trị liệu
Vật lý trị liệu là một trong những giải pháp giảm đau nhức xương khớp
4.2. Dùng thuốc tây y
Một số thuốc chống viêm giảm đau không steroid như Diclofenac, Aspirin, Ibuprofen, … Với những trường hợp nặng có thể dùng các thuốc chống viêm mạnh hơn như Corticoid. Ttuy nhiên các thuốc tây y này gây nhiều tác dụng phụ trên dạ dày, gan thận. Các thuốc này chỉ giúp giảm đau tức thì mà không điều trị căn nguyên gây bệnh. Chính vì vậy bệnh có thể tái phát nhiều lần và ngày càng trầm trọng hơn.
4.3. Dùng thảo dược thiên nhiên
Để giảm đau nhức xương khớp thì y học cổ truyền hướng tới tính toàn diện là vừa loại bỏ nguyên nhân vừa bồi bổ cơ thể. Cụ thể cần loại bỏ các nguyên nhân phong hàn thấp ra khỏi cơ thể bằng phương pháp khứ phong, trừ thấp, tán hàn. Kết hợp với bổi bổ cơ thể, bồi bổ tạng phủ. Đó là bổ can thận, bổ khí huyết từ đó khí huyết lưu thông tốt sẽ giảm nhanh các triệu chứng đau nhức xương khớp đồng thời ngăn chặn tình trạng tái phát.
Trong Đông y có nhiều bài thuốc giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả. Trong đó bài “Độc hoạt tang ký sinh” được các thầy thuốc lương y sử dụng phổ biến và có nhiều ưu điểm nổi trội hơn cả. Bài Độc hoạt tang ký sinh gồm các thành phần:
Độc hoạt, Phòng phong: Phối hợp với nhau để tăng cường tác dụng khu phong trừ thấp.
Tang ký sinh, Ngưu tất: Phối hợp với nhau để tăng cường tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, cơ bắp, hoạt huyết
Đẳng sâm: Bổ khí, tăng cường chính khí, tiêu diệt tà khí.
Đương quy, Xuyên khung: Phối hợp với nhau để bổ huyết, hoạt huyết, bổ can thận, ích khí huyết.
Quế chi: Ôn tán hàn tà, thông lợi huyết mạch, có tác dụng giảm đau.
Hy thiêm, Thổ phục linh: Trừ phong thấp, mạnh gân cốt
Sản phẩm từ bài Độc hoạt tang ký sinh
Bằng công nghệ sản xuất hiện đại đạt chuẩn GMP, Công ty cổ phần Dược Phẩm Trung Ương 3 đã vận dụng bài Độc hoạt tang ký sinh và thêm một số thảo dược quý như Vương tôn, Địa liền để bào chế ra sản phẩm An khớp TW3. Sản phẩm giúp hỗ trợ tăng cường lưu thông khí huyết, hỗ trợ giảm các triệu chứng do viêm khớp, thoái hóa khớp: đau cột sống, đau khớp gối, chân tay, vai gáy gây ra. Các sản phẩm từ thảo dược cho hiệu quả chậm nhưng bền vững, người bệnh nên kiên trì sử dụng đủ liệu trình để đạt hiệu quả và phòng tránh tái phát.