Bệnh hô hấp có thể gặp quanh năm, nhưng thời điểm dễ mắc bệnh nhất là khi trời lạnh. Nguyên nhân dễ mắc bệnh là tại sao? Cách điều trị và phòng ngừa bệnh như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc trên.
1. Top 4 nguyên nhân gây bệnh hô hấp khi trời lạnh
Khi trời trở lạnh là điều kiện thuận lợi gây bệnh lý đường hô hấp do 4 nguyên nhân sau:
- Vào mùa lạnh, thời tiết thường khô hơn. Hai yếu tố lạnh và khô khiến đường hô hấp dễ kích ứng hơn khi trời ấm và ẩm.
- Các tác nhân gây bệnh đường hô hấp như virus cúm phát triển dễ dàng hơn vào mùa lạnh.
- Mùa lạnh, số giờ có ánh sáng mặt trời giảm, thậm chí có ngày còn không nhìn thấy mặt trời. Do đó, các vi sinh vật phát triển nhiều hơn vì ít bị tia cực tím từ mặt trời tiêu diệt.
- Khi thời tiết lạnh, mọi người thường ít đi ra ngoài và đóng kín các cửa. Điều này khiến không khí lưu thông kém và tù túng. Đây là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân vi sinh vật sống và sinh sôi nảy nở nhiều hơn.
2. Các bệnh hô hấp thường gặp khi trời lạnh
Các bệnh lý đường hô hấp dễ mắc phải khi trời lạnh bao gồm:
2.1.Viêm họng cấp
Viêm họng cấp rất phổ biến vào mùa lạnh. Bệnh thường có các biểu hiện điển hình như đau rát họng, ho, sốt, nghẹt mũi… Viêm họng cấp nếu kéo dài dai dẳng có thể dẫn đến các biến chứng như: Viêm amidan, viêm phế quản, viêm tai, viêm xoang,…
2.2.Cảm lạnh
Cảm lạnh là bệnh lý ai cũng có thể mắc phải, nhất là khi trời lạnh và mưa. Người bệnh thường có các triệu chứng: Viêm họng, đau rát họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, mệt mỏi,…
2.3.Viêm xoang
Mùa lạnh, thời tiết hanh khô dễ khiến viêm xoang tái phát. Điều này là do niêm mạc mũi bị viêm vì cơ thể không kịp thích nghi khi thời tiết lạnh đột ngột. Các triệu chứng đặc trưng của viêm xoang gồm: Hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi, đau nhức mũi, mệt mỏi,…
2.4.Hen suyễn
Hen suyễn là bệnh lý mãn tính đường hô hấp. Nếu người bệnh tuân thủ hướng dẫn của chuyên gia y tế thì bệnh sẽ được kiểm soát. Khi thời tiết chuyển lạnh là yếu tố nguy cơ khởi phát đợt cấp của bệnh hen. Do đó, người bị hen suyễn rất dễ cảm thấy khó thở vào mùa lạnh.
3.Ai dễ mắc bệnh hô hấp?
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh lý hô hấp, nhất là vào mùa lạnh gồm:
- Trẻ em: Trẻ em dễ mắc các bệnh đường hô hấp do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém.
- Người già: Người cao tuổi thường mắc kèm nhiều bệnh lý khác như tim mạch, đái tháo đường,… và sức khỏe đã giảm sút. Do đó, đây cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh lý đường hô hấp vào mùa lạnh.
- Phụ nữ có thai: Khi mang thai, sức đề kháng thường kém hơn người bình thường.
- Người mắc các bệnh lý hô hấp mãn tính: Các bệnh lý hô hấp mãn tính như viêm xoang, hen suyễn,… rất dễ tái phát vào mùa lạnh.
4. Các cách điều trị bệnh hiệu quả
Muốn điều trị bệnh tốt, người bệnh nên phối hợp cả việc dùng thuốc với các biện pháp hỗ trợ.
4.1.Sử dụng thuốc trong điều trị các bệnh hô hấp
Tùy từng trường hợp, người bệnh sẽ được chuyên gia y tế chỉ định dùng các loại thuốc khác nhau.
Viêm họng và cảm cúm
Đây là 2 bệnh rất phổ biến. Các nhóm thuốc người bệnh sử dụng chủ yếu để điều trị các triệu chứng, gồm:
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Các thuốc hạ sốt, giảm đau thường được sử dụng gồm: Paracetamol, ibuprofen,…
- Thuốc ho, long đờm.
- Kháng sinh: Kháng sinh chỉ được sử dụng nếu do vi khuẩn gây bệnh hoặc có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
Hen suyễn
Mục tiêu của điều trị hen là phải kiểm soát được bệnh. Các chuyên gia y tế sẽ đánh giá mức độ nặng và khả năng kiểm soát bệnh qua các thang điểm. Từ đó, người bệnh sẽ được cân nhắc điều trị theo từng giai đoạn. Các nhóm thuốc mà người bệnh hen sử dụng được chia thành 2 nhóm gồm: Thuốc cắt cơn và thuốc duy trì.
- Thuốc cắt cơn: Thuốc này được dùng khi người bệnh gặp cơn hen cấp để giảm nhanh triệu chứng khó thở. Thuốc cắt cơn có thể là: Thuốc kích thích beta tác dụng nhanh, ngắn như Salbutamol; Corticosteroid đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch; Ipratropium,…
- Thuốc duy trì: Thuốc duy trì phải dùng hàng ngày để bệnh không tiến triển nặng hơn và giảm nguy cơ xuất hiện đợt cấp, gồm: Corticosteroid dạng hít, thuốc kích thích beta tác dụng kéo dài, thuốc đường hít kết hợp, Leukotrien, Theophylin,…
Viêm xoang
Một số nhóm thuốc người bị viêm xoang có thể dùng bao gồm:
- Thuốc xịt mũi có chứa corticoid: Thuốc này để giảm viêm, giảm các triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi,… Một số corticoid thường dùng là: beclomethasone dipropionate, budesonide, fluticasone propionate,…
- Thuốc xịt mũi chứa các chất như: Chlorzoxazone, naphazoline, phenylephrine… có tác dụng giảm viêm, giảm nghẹt mũi.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Nếu người bệnh trong đợt cấp có dấu hiệu sốt, đau nhức vùng trán. Các thuốc được dùng như: Paracetamol, ibuprofen,…
- Thuốc kháng histamin H1: Kháng histamin H1 là thuốc để giảm các triệu chứng dị ứng như hắt hơi, ngứa mũi,… Một số kháng histamin H1 như: Loratadin, Cetirizine, Clorpheniramin, Promethazin,…
- Thuốc kháng sinh: Trong các trường hợp nặng, có nhiễm khuẩn, người bệnh phải dùng thêm kháng sinh.
4.2.Các biện pháp khác giúp hỗ trợ điều trị bệnh
Một số biện pháp khác hỗ trợ điều trị bệnh gồm:
- Dùng thêm các siro ho, xịt họng để hỗ trợ cải thiện viêm họng, ho, khản tiếng. Người bệnh nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược vì chúng lành tính, an toàn khi dùng kéo dài.
- Súc miệng họng bằng nước muối sinh lý.
- Uống trà bạc hà, trà gừng,… để hỗ trợ giảm viêm, dịu cổ họng, giảm triệu chứng nghẹt mũi.
Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý:
- Không tự ý dùng thuốc, cần tuân thủ hướng dẫn của chuyên gia y tế, nhất là với bệnh hen.
- Không tự ý dùng kháng sinh vì có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc.
5.Cách phòng ngừa bệnh hô hấp vào mùa lạnh
Để phòng ngừa các bệnh đường hô hấp vào mùa lạnh, mọi người cần chú ý những điều sau:
- Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ, ngực, gan bàn chân.
- Tránh xa các yếu tố dễ gây xuất hiện đợt cấp của bệnh hen, viêm xoang như: Khói bụi, lông chó mèo, nước hoa,…
- Tắm nước ấm trong phòng kín gió và lau khô người trước khi mặc quần áo.
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Khi hắt hơi hoặc ho cần che mũi, miệng.
- Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.
- Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở, nơi làm việc sạch sẽ.
- Chế độ dinh dưỡng và tập luyện khoa học để tăng sức đề kháng.
- Tránh các thói quen xấu như: Hút thuốc, uống nước lạnh,…
Các bệnh lý đường hô hấp rất dễ mắc phải vào mùa lạnh. Nếu bệnh kéo dài, không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra nhiều biến chứng như: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản,… Do đó, mọi người nên chủ động phòng tránh, nhất là những người có nguy cơ mắc bệnh cao.
Qua bài viết, nhãn hàng Vihodan hy vọng đã cung cấp các thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu cần thêm thông tin, liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 1900.3199 để được hỗ trợ.