Top 5 thảo dược chữa viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến ở nước ta. Chữa viêm loét dạ dày tá tràng có thể khỏi hoàn toàn song nhiều trường hợp bệnh tái phát và trở thành mạn tính. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng qua bài viết sau. Cũng như hiểu rõ cách sử dụng các cây thuốc nam để chữa viêm loét dạ dày hiệu quả.

1. Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Đây là hiện tượng lớp niêm mạc bên trong dạ dày tá tràng bị viêm nhiễm phát triển thành những vết lở, loét.
Viêm loét dạ dày là thế nào?
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng xuất hiện vết loét trên niêm mạc
Niêm mạc đường tiêu hóa là lớp màng bên trong cùng, có chức năng sản xuất chất nhầy và enzyme để hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Nhưng có nhiều nguyên nhân khiến lớp niêm mạc này bị tổn thương và viêm nhiễm như:
  • Vi khuẩn H.pylori – nguyên nhân chủ yếu gây viêm loét dạ dày tá tràng
  • Lạm dụng các thuốc giảm đau chống viêm không steroid NSAIDs
  • Thường xuyên căng thẳng, stress, lo âu, nghĩ ngợi
  • Một số nguyên nhân liên quan đến thói quen ăn uống sinh hoạt không lành mạnh

Có thể chữa viêm loét dạ dày khỏi hoàn toàn nếu phát hiện và điều trị đúng nguyên nhân. Tuy nhiên nhiều trường hợp chữa không dứt điểm, thường dễ dẫn tới tình trạng tái phát thành mạn tính. Nặng hơn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày.

2. Biểu hiện của viêm loét dạ dày tá tràng

Người bị viêm loét dạ dày tá tràng thường có một số triệu chứng chính như sau:
  • Xuất hiện các cơn đau vùng thượng vị
  • Đau nhói hoặc đau rát thượng vị 2 đến 5 tiếng sau ăn, khi bụng đói hoặc về đêm
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Chướng bụng, đầy hơi
  • Ợ hơi, ợ chua
Biểu hiện của viêm loét dạ dày tá tràng
Ngoài ra, cũng cần phải lưu ý một số triệu chứng cảnh báo nguy cơ chảy máu và biến chứng ung thư:
  • Phân đen hoặc lẫn máu đỏ tươi
  • Nôn nhiều, có thể lẫn máu
  • Sút cân đột ngột
  • Thiếu máu không rõ nguyên nhân
  • Thường xuyên thấy nuốt nghẹn
  • Sờ được khối u ở vùng bụng thượng vị
Khi gặp các dấu hiệu trên, người bệnh nên đi thăm khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

3. Phương pháp chữa viêm loét dạ dày từ thảo dược thiên nhiên

Hiện nay có thể dùng đông y và tây y kết hợp để chữa viêm loét dạ dày. Thông thường những đợt cấp, đau nhiều có thể dùng thuốc tây để giảm đau. Bên cạnh đó có thể kết hợp các thảo dược thiên nhiên để chữa viêm loét dạ dày để tránh tái phát. Hiện nay thuốc nam chữa đau dạ dày rất được người bệnh tin dùng bởi tính an toàn, kinh tế đồng thời cho hiệu quả bền vững. Trong dân gian hiện lưu truyền rất nhiều cây thuốc nam quý hiếm có thể chữa được dạ dày hiệu quả. Sau đây là một số cây thuốc nam phổ biến thường dùng để chữa dạ dày tại nhà. 

1. Nghệ

Củ nghệ là một loại thuốc chữa đau dạ dày quen thuộc với người dân Việt Nam. Theo Đông y, nghệ có vị cay, đắng nổi bật với công dụng kích thích lên da non, cầm máu, giúp làm lành vết loét. Đặc biệt trong nghệ chứa hoạt chất Curcumin có nhiều công dụng tốt cho hệ tiêu hóa như:
  • Chống viêm và tăng cường tiêu hóa.
  • Làm giảm tiết dịch axit
  • Tăng chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng
  • Giúp giảm đau, giảm co thắt, giảm tình trạng ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, đau dạ dày,…
Củ nghệ thường dùng để chữa viêm loét dạ dày
Củ nghệ và tinh bột nghệ thường dùng chữa viêm loét dạ dày hiệu quả
Cách dùng bột nghệ để chữa viêm loét dạ dày như sau:
  • Lấy 2-3 thìa bột nghệ.
  • Hòa với 1 cốc nước ấm.
  • Uống trước bữa ăn 30 phút.
  • Mỗi ngày dùng 2 lần sáng và tối, nên dùng khoảng 1 tháng để có hiệu quả tốt nhất.
  • Có thể pha bột nghệ, mật ong cùng với nước ấm (khoảng 100ml) dùng 2 – 3 lần trong ngày.

2. Lá tía tô chữa viêm loét dạ dày

Lá tía tô giúp chống viêm liền sẹo giúp giảm đau dạ dày nhanh chóng
Lá tía tô – Thảo dược chữa đau dạ dày phổ biến
Trong Đông y, lá tía tô là cây thuốc nam thường dùng chữa đau dạ dày cấp tính và mạn tính. Trong thành phần lá tía tô chứa hoạt chất Glucosamine và Tanin giúp chống viêm nhiễm, liền sẹo, liền miệng vết thương do loét dạ dày gây ra. Có thể nói lá tía tô chữa đau dạ dày hiệu quả và an toàn, lại rất phổ biến và dễ tìm.
Cách dùng lá tía tô để chữa dạ dày như sau:
  • Mỗi ngày dùng 20g lá tía tô tươi hoặc phơi khô sắc lên lấy nước uống hàng ngày
  • Hoặc có thể nấu các món ăn như cháo thịt thêm hành lá và tía tô cắt sợi giúp chữa dạ dày nhanh chóng. 

3. Chữa viêm loét dạ dày từ cây Dạ cẩm

Dạ cẩm là loại thảo dược thường mọc ở vùng rừng núi. Trong thành phần Dạ cẩm chứa nhiều hoạt chất như Tanin, Ankaloid, Saponin có tác dụng:
  • Trung hòa acid dạ dày từ đó giúp giảm đau nhanh chóng
  • Chống viêm, giảm sưng
  • Cầm máu
  • Làm lành vết loét
Dạ cẩm giúp giảm đau và làm lành vết loét dạ dày
Cây dạ cẩm giúp giảm đau dạ dày hiệu quả
Cách dùng Dạ cẩm để chữa viêm loét dạ dày như sau:
  • Dùng 30 – 40g lá và ngọn của cây Dạ cẩm đã được phơi khô cho vào nồi đất.
  • Đổ khoảng 1 – 1,5 lít nước sạch để sắc dưới lửa nhỏ trong 30 phút.
  • Chia nước sắc được uống thành 3 lần trong ngày sáng – trưa – chiều, trước mỗi bữa ăn.

4. Lá mơ lông
Theo Y học cổ truyền, lá mơ lông có vị đắng tính mát, có nhiều tác dụng chữa bệnh đường tiêu hóa như:

  • Sát trùng, kháng viêm
  • Tiêu độc
  • Tiêu thực đạo trệ…

Vì vậy, lá mơ lông phù hợp để điều trị các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, kiết lỵ, đi ngoài ra máu và đau dạ dày.

Lá mơ lông có tác dụng chống viêm, giảm đầy chướng bụng
Lá mơ lông giúp chống viêm, giảm đầy chướng bụng
Cách sử dụng lá mơ lông để chữa dạ dày như sau:
  • Chuẩn bị 400g lá mơ tươi rửa sạch
  • Giã nát hoặc xay nhuyễn
  • Lọc lấy nước uống
  • Thực hiện đều đặn ngày 2 lần đến khi bệnh thuyên giảm

5. Lá khôi tía
Lá khôi là là dược liệu quý, có vị chua, tính hàn, thường mọc hoang ở nhiều nơi. Lá khôi thường được dùng để chữa viêm loét dạ dày  bởi trong thành phần có nhiều hoạt chất như:

  • Hoạt chất Tanin giúp tiêu viêm, giảm sưng đau và nhanh chóng kéo lành những vết thương trong dạ dày.
  • Hoạt chất Glycosid giúp giảm cơn đau và ợ hơi, ợ chua
  • Giúp tiêu diệt vi khuẩn H.Pylori – nguyên nhân chủ yếu gây viêm loét dạ dày
Lá khôi giúp lành vết loét dạ dày hiệu quả
Lá khôi tía giúp làm lành vết loét dạ dày hiệu quả
Cách dùng lá khôi tía để chữa dạ dày như sau: 
  • Dùng một ít lá cây Khôi tía vừa đủ cho vào một ấm nước.
  • Đổ vào ấm khoảng 1 – 1.5 lít nước và đem sắc với lửa nhỏ.
  • Đến khi chỉ còn khoảng 1 bát nước thì dừng lại chắt lấy nước cốt và sử dụng.
  • Dùng đều đặn trong 1 tháng.

4. Dùng thuốc nam chữa viêm loét dạ dày có tốt không?
Việc dùng thuốc nam chữa viêm loét dạ dày có những ưu nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

  • An toàn và lành tính. Vì vậy khi dùng kéo dài thì khá an toàn, không có tác dụng phụ và không gây nhờn thuốc.
  • Các cây thuốc khá phổ biến, dễ tìm nên tiết kiệm chi phí điều trị.
  • Các thảo dược vừa cải thiện triệu chứng vừa chữa từ căn nguyên gây bệnh nên hạn chế tình trạng tái phát.

Nhược điểm: 
Thuốc nam chữa viêm loét dạ dày vẫn chưa được khoa học chứng minh tác dụng, do đó trước khi dùng người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

  • Cho hiệu quả từ từ, cần dùng đủ liệu trình nên không thể có tác dụng nhanh như thuốc tây. 
  • Mất thời gian chế biến, đun nấu, ninh sắc. 
  • Thường dùng khi bị bệnh dạ dày cấp tính và mạn tính cấp độ nhẹ. Với nhiều trường hợp xuất huyết nặng vẫn cần cam thiệp của Tây y. 

Như vậy thuốc nam thường cho hiệu quả từ từ nhưng bền vững, tránh tái phát. Tuy nhiên hiệu quả có thể phụ thuộc mức độ bệnh nặng nhẹ, chính vì vậy nên đi thăm khám để được hướng dẫn điều trị hợp lý. 

5. TPBVSK Ích dạ vương TW3 hỗ trợ giảm các triệu chứng do viêm loét dạ dày – tá tràng
Kết hợp thảo dược thiên nhiên cùng công nghệ sản xuất hiện đại đạt chuẩn GMP, Công ty CP Dược phẩm Trung Ương 3 bào chế ra viên uống Ích Dạ Vương TW3 với thành phần hoàn toàn từ thảo dược như: Dạ cẩm, Nano Curcumin, Ô tặc cốt có tá dụng hỗ trợ:
  • Giảm acid dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày
  • Giảm các triệu chứng do viêm loét dạ dày – tá tràng: ợ chua, đầy bụng, đau rát thượng vị, trào ngược dạ dày thực quản
Ích dạ vương TW3 hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng
Sản phẩm được bào chế dạng viên nang nên tiện lợi khi sử dụng và bảo quản. Nên sử dụng đủ liệu trình từ 1-3 tháng kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, nghỉ ngơi giảm căng thẳng để đạt hiệu quả cũng như ngăn ngừa tình trạng tái phát. Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc các thảo dược thường dùng phổ biến chữa viêm loét dạ dày tại nhà. Nếu cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ tổng đài 1900.3199 để được hỗ trợ và giải đáp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

19003199
Chat Facebook
Chat Zalo