Trẻ em có bị đột quỵ không? Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa an toàn

Nhiều người cho rằng bệnh đột quỵ chỉ xảy ra ở người cao tuổi. Nhưng trên thực tế bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, gần đây đang có dấu hiệu trẻ hóa và đối tượng trẻ em cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Biểu hiện đột quỵ ở trẻ em có thể âm thầm những cũng có những triệu chứng rõ ràng. Hãy cùng Hoạt huyết thông mạch TW3 tìm hiểu kỹ qua bài viết dưới đây.

Đột quỵ ở trẻ em mối nguy hiểm cận kề

Theo thông tin bệnh viện Nhi trung ương có tiếp nhận một cháu bé  8 tuổi ở Cẩm Khê, Phú Thọ nhập viện trong tình trạng co giật và được chẩn đoán nhồi máu não không rõ nguyên nhân – liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên phải. Theo mẹ cháu bé kể lại, cháu khỏe mạnh, đi học và sinh hoạt bình thường, nhưng sau khi tắm vào buổi chiều tối xong, cháu có biểu hiện không thể tự mặc quần áo và xuất hiện co giật. Ngay lập tức cháu được sơ cứu ban đầu tại Trung tâm Y tế huyện trước khi chuyển thẳng xuống Bệnh viện Nhi Trung ương 

Bệnh viện TP Cần Thơ cũng tiếp nhận một cháu  T.N.M.C. (13 tuổi, ngụ tại phường 5, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) với tình trạng yếu nửa người trái, đặc biệt bàn tay trái gần như mất hoàn toàn chức năng.

Theo thông tin từ người nhà cháu C, hơn hai tháng trước đó, cháu hoàn toàn khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, vào một buổi chiều, bất ngờ cháu C. thấy chóng mặt trong lúc đi tắm. Gia đình lập tức đưa cháu đến bệnh viện ở TP Cần Thơ khám và điều trị. Các bác sĩ chẩn đoán cháu C. bị đột quỵ nhồi máu não cấp không rõ nguyên nhân.

Xem thêm: Nên và không nên làm gì khi người thân có dấu hiệu bị đột quỵ

Những dấu hiệu nhận biết đột quỵ ở trẻ em

Khi con bị đột quỵ nhiều cha mẹ không tin nổi vì chỉ nghĩ đơn giản trẻ bị trúng gió hoặc bị cảm …. Trên thực tế ghi nhận, đã có trẻ bị đột quỵ không có biểu hiện rõ ràng mà chỉ đau đầu, nôn trớ, lơ mơ, lừ đừ. Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ có những biểu hiện rõ ràng như sau: 

  • Tê liệt, yếu, mất phối hợp ở các chi, đặc biệt là ở một bên.
  • Khó khăn trong việc nói, đọc, hiểu, viết hoặc tập trung.
  • Lơ mơ, mờ hoặc mất hẳn thị lực, đặc biệt là một bên mắt.
  • Co giật, mất ý thức trong thời gian ngắn.
  • Chóng mặt, mất thăng bằng hoặc cơ thể không vận động theo ý muốn.
  • Khó nuốt, bao gồm chảy nước dãi.
  • Đau đầu dữ dội hoặc đừ người, nôn ói nhiều lần.

Do đó khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào cha mẹ cần phải để ý và đưa con đi thăm khám kịp thời.

Hãy cẩn trọng với các dấu hiệu: đau đầu, nôn trớ, lơ mơ, lừ đừ, mệt mỏi ở trẻ em
Hãy cẩn trọng với các dấu hiệu: đau đầu, nôn trớ, lơ mơ, lừ đừ, mệt mỏi ở trẻ em

Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh đột quỵ ở trẻ em

Nguyên nhân 

Có nhiều nguyên nhân gây ra đột quỵ ở trẻ em. Một số yếu tố là do thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết như: Các bệnh về mạch máu như dị dạng động mạch, bóc tách động mạch, hẹp mạch máu não; Các bệnh lý tim mạch; Bệnh hồng cầu hình liềm và các rối loạn đông máu khác…

Cách phòng ngừa

Do nguyên nhân gây đột quỵ ở trẻ em và trẻ vị thành niên thường khác với người lớn. Vì vậy, thường khó để phòng ngừa do ít gặp và nhiều yếu tố nguy cơ. Khuyến cáo chung cho phòng ngừa bệnh là tìm các yếu tố có nguy cơ để có cách điều trị các bệnh nền phù hợp. Chẳng hạn như điều trị các bệnh lý về đông máu, các bệnh tim bẩm sinh. Đồng thời với việc có một chế độ ăn tốt, các hoạt động thể chất… Ngoài ra, khi trẻ có biểu hiện bất thường như: Chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau đầu… cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để khám, không được tự ý mua thuốc về điều trị và điều trị theo mách bảo, để tránh nguy hại đến tính mạng.

Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh lý đột quỵ ở trẻ em. Hy vọng cha mẹ có thêm nhiều thông tin để bảo vệ những mầm non tương lai của đất nước. Cha mẹ đừng quên tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001286 khi có bất kỳ câu hỏi nào. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

19003199
Chat Facebook
Chat Zalo