Viêm đại tràng là gì? Có tự khỏi không?

Viêm đại tràng là bệnh lý phổ biến và chiếm khoảng 20% dân số nước ta. Tuy nhiên rất nhiều người không hiểu rõ căn bệnh này dẫn tới phòng ngừa và điều trị không hợp lý. Vậy viêm đại tràng là gì và cách phòng ngừa như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.

1. Viêm đại tràng là gì?

Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Viêm đại tràng là tình trạng viêm loét ở niêm mạc đại tràng

Viêm đại tràng là tình trạng viêm loét ở niêm mạc đại tràng

Thông thường viêm đại tràng thường chia thành 5 thể:

  • Bệnh viêm ruột: Gồm viêm loét đại trực tràng và bệnh Crohn. Bệnh Crohn là bệnh viêm ruột mạn tính từng vùng, gây loét thành trong của ruột non và đại tràng.
  • Viêm đại tràng giả mạc: Xảy ra do sự phát triển quá mức của vi khuẩn Clostridium difficile. Nguyên nhân thường thấy do lạm dụng kháng sinh gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột.
  • Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ: Do giảm lưu lượng máu đến đại tràng, nguyên nhân thường do bị hẹp hoặc tắc nghẽn do cục máu đông.
  • Viêm đại tràng vi thể: Là tình trạng tổn thương ở đại tràng gây tiêu chảy kéo dài và được chẩn đoán dựa trên kết quả mô học. Thể này thường gồm 2 loại là viêm đại tràng lympho và collagen.
  • Viêm đại tràng dị ứng ở trẻ sơ sinh: Thường gặp ở trẻ 2 tháng đầu sau sinh. Biểu hiện điển hình là trẻ quấy khóc, nôn, trào ngược và phân có thể lẫn máu. Nguyên nhân là do trẻ dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần trong sữa mẹ. Hoặc do ký sinh trùng, virus hoặc ngộ độc thực phẩm.

2. Các triệu chứng thường gặp của viêm đại tràng 

Viêm đại tràng thường phân ra làm bệnh cấp tính và mạn tính. Mỗi thể bệnh sẽ có những triệu chứng giống và khác nhau. Sau đây là các biểu hiện viêm đại tràng thường gặp: 

Viêm đại tràng cấp tính

Thường khởi phát đột ngột, dễ nhận biết với các triệu chứng:

  • Đau bụng: Biểu hiện điển hình của bệnh viêm đại tràng. Người bệnh thường đau quặn thắt ở vùng bụng dưới hoặc dọc khung đại tràng.
  • Đầy hơi, chướng bụng 
  • Tiêu chảy: Phân có thể lẫn máu hoặc toàn nước, đi nhiều lần trong ngày. Triệu chứng càng rõ rệt nếu ăn phải đồ lạ, thức ăn không hợp vệ sinh,…
  • Triệu chứng khác: Chán ăn, mệt mỏi, có thể sốt nhẹ.

Viêm đại tràng cấp tính rất dễ tái phát nếu không được điều trị phù hợp. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc viêm đại tràng mạn tính.

Viêm đại tràng mạn tính

  • Đau bụng kéo dài: Cơn đau có thể âm ỉ hoặc quặn từng cơn, dọc khung đại tràng và hai hố chậu. Cơn đau giảm sau khi đi đại tiện.
  • Rối loạn đại tiện: Người bệnh thường gặp tình trạng tiêu chảy nhưng cũng có thể gặp táo bón hoặc xen kẽ cả hai. Phân thường lỏng, có thể lẫn máu và nhầy.
  • Mệt mỏi, gầy sút: Viêm đại tràng mãn tính ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Người bệnh mệt mỏi, chán ăn, gầy sút,…

Triệu chứng của viêm đại tràng là gì?

3. Nguyên nhân gây viêm đại tràng

Viêm đại tràng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như do chế độ ăn uống, sinh hoạt… Sau đây là các nguyên nhân thường gặp gây viêm đại tràng có thể kể đến:

Nhiễm khuẩn đường ruột

  • Thức ăn không hợp vệ sinh, chưa nấu chín
  • Nguồn nước bị ô nhiễm chứa các vi khuẩn gây bệnh như E.coli, Salmonella, Shigella, virus Rota, lỵ amip, sán, nấm Candida…

Ăn uống, sinh hoạt không khoa học

  • Ăn uống thiếu khoa học: Thường xuyên bỏ bữa hoặc ăn quá nhiều trong một bữa. Ngoài ra, ăn nhiều các loại thực phẩm cay nóng, uống nhiều rượu bia cũng gây tổn thương niêm mạc dạ dày, đại tràng.
  • Căng thẳng kéo dài: Khi bị căng thẳng, stress kéo dài cũng là nguyên nhân gây viêm đại tràng do các cơn co thắt đại tràng. 

Tác dụng phụ của thuốc

Một số thuốc tân dược như giảm đau, chống viêm có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến đại tràng. Hoặc các thuốc kháng sinh nếu lạm dụng kéo dài sẽ gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột gây tổn thương đại tràng.

Các nguyên nhân khác

  • Mắc các bệnh đường ruột: Thiếu máu cục bộ đại tràng, viêm ruột, crohn… là những bệnh lý đường ruột có thể gây viêm đại tràng.
  • Nhiễm độc: Khi bị nhiễm độc thủy ngân, vàng, thạch tín,… hóa chất có thể thấm vào đại tràng gây viêm.

nguyên nhân gây viêm đại tràng là gì?

4. Những đối tượng nguy cơ cao mắc viêm đại tràng

Mỗi thể bệnh viêm đại tràng sẽ có các đối tượng nguy cơ mắc khác nhau. Cụ thể là:

  • Bệnh Crohn và viêm loét đại tràng: Bệnh thường gặp ở người từ 15 – 30 tuổi hoặc 60 – 80 tuổi. Nguy cơ cao hơn ở người hút thuốc, dùng thuốc tránh thai hoặc thuốc giảm đau NSAID.
  • Viêm đại tràng giả mạc: Những người lạm dụng kháng sinh kéo dài, suy giảm miễn dịch (người cao tuổi, người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch) có nguy cơ cao hơn.
  • Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ: Bệnh thường gặp ở những người trên 50 tuổi đang mắc các bệnh lý như: Viêm mạch, đái tháo đường, suy tim, phẫu thuật vùng bụng hoặc động mạch chủ…

5. Một số biến chứng của viêm đại tràng

  • Xuất huyết đại tràng: Xuất huyết xảy ra khi viêm nhiễm nặng niêm mạc đại tràng, lớp lông nhung trong đại tràng giảm. Bên cạnh đó, rượu bia, ăn uống không đảm bảo hoặc không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến xuất huyết ồ ạt.
  • Thủng đại tràng: Thủng đại tràng là do vết loét ngày càng ăn sâu và bào mòn thành đại tràng. Nếu không cấp cứu kịp thời biến chứng này có thể nguy hiểm đến tính mạng.
  • Giãn đại tràng cấp tính: Viêm đại tràng kéo dài có thể gây giãn đại tràng và giảm chức năng tiêu hóa. Hơn nữa, tình trạng này làm tăng nguy cơ loét, thủng đại tràng lên gấp nhiều lần. Người bệnh thường có dấu hiệu đau bụng dữ dội, chướng bụng, có thể hôn mê. Tỷ lệ tử vong rất cao.
  • Ung thư đại tràng: Ung thư đại tràng là biến chứng nặng nề và nguy hiểm nhất. Viêm loét đại tràng kéo dài, thường xuyên tái phát khiến các tế bào biểu mô niêm mạc dễ bị loạn sản. Sau đó, các tế bào này sẽ chuyển thành u ác tính, gây ung thư đại tràng.

Hiện nay người bệnh thường không hiểu rõ về bệnh đại tràng cũng như cách phòng ngừa đúng cách. Chính vì vậy khiến tình trạng bệnh nặng hơn và thường tái phát gây tình trạng mạn tính. Một số nguyên nhân chính khiến bệnh thường không khỏi và tái phát như sau:

  • Người bệnh thường không đi thăm khám để xác định nguyên nhân gây bệnh. Dẫn tới bệnh thường không được chữa dứt điểm và dễ tái phát.
  • Bệnh viêm đại tràng thường yêu cầu một chế độ ăn uống khoa học, kiêng khem. Tuy nhiên người bệnh thường không thực hiện được chế độ ăn uống này dẫn tới hay tái phát bệnh.
  • Các loại thuốc điều trị viêm đại tràng mạn tính tuy giúp làm lành ổ viêm loét. Nhưng cũng tiêu diệt vi khuẩn trong đó có cả vi khuẩn có hại và có lợi. Lợi khuẩn có vai trò sản xuất dịch nhầy bao phủ niêm mạc ruột, tạo lớp lá chắn vững chắc bảo vệ thành đại tràng. Tuy các ổ loét được chữa lành nhưng vẫn để lại sẹo tạo thành các điểm xung yếu. Khi thức ăn nhiều đạm dầu mỡ đi qua những điểm này, sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm trở lại.

7. Phương pháp phòng và điều trị viêm đại tràng

Một số giải pháp phòng bệnh

  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Hạn chế các đồ sống như tiết canh, gỏi cá,… không nên ăn.
  • Tránh căng thẳng kéo dài: Cần thư giãn, vui vẻ, lạc quan và thoải mái. 
  • Chế độ sinh hoạt hợp lý: Tập luyện thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày và 4 – 5 lần mỗi tuần. Hạn chế làm việc quá sức và nên ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
  • Chế độ ăn hợp lý: Chế độ ăn nên nhiều rau xanh, củ quả, nhất là loại giàu kali như chuối, khoai lang. Không nên uống rượu bia, cà phê, hút thuốc, ăn thực phẩm chua cay, nhiều dầu mỡ.

Phương pháp điều trị Tây y

  • Điều trị nội khoa:
    • Dùng các nhóm thuốc kháng sinh, kháng nấm, thuốc chống ký sinh trùng,…
    • Các nhóm thuốc điều trị triệu chứng như: Thuốc giảm đau, chống co thắt, thuốc điều trị tiêu chảy, táo bón cũng được sử dụng.
    • Một số trường hợp cần bù nước và điện giải để không trụy tim mạch.
  • Điều trị ngoại khoa: Nếu dùng thuốc không hiệu quả hoặc tiến triển nặng, người bệnh sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ đại tràng.

Phương pháp điều trị Đông y

Theo Y học cổ truyền, viêm đại tràng thường do chức năng tỳ vị kém dẫn tới khí trệ, táo kết gây viêm ở đại tràng. Để cải thiện tình trạng này Đông y hướng tới điều từ gốc bệnh theo cơ chế là kiện tỳ, hóa thấp giúp tăng cường chức năng đường tiêu hóa. Đông y thường sử dụng các thảo dược thiên nhiên nên an toàn, không gây tác dụng phụ đồng thời cho hiệu quả bền vững, tránh tái phát. Nhưng nhược điểm là cần kiên trì sử dụng đủ liệu trình từ 1-3 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.

8. TPBVSK An vị tràng TW3 hỗ trợ giảm các triệu chứng do viêm đại tràng

Đây là sản phẩm của Công ty CP Dược phẩm Trung Ương 3 với truyền thống hơn 60 năm kinh nghiệm sản xuất Đông dược. Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ:

  • Kiện tỳ, tăng cường tiêu hóa.
  • Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần.

An vị tràng TW3 hỗ trợ giảm triệu chứng viêm đại tràng

Bài viết trên đã giúp tìm hiểu rõ hơn về bệnh viêm đại tràng là gì cũng như các giải pháp phòng ngừa hiệu quả. Người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo vệ sinh để đem lại hiệu quả tốt nhất. Nếu cần hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ tổng đài 1800.1286 để được tư vấn và giải đáp. Sản phẩm dùng có các trường hợp viêm đại tràng cấp và mạn tính. Bên cạnh việc dùng các thảo dược, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời thực hiện lối sống lành mạnh để đem lại hiệu quả tốt nhất. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

19003199
Chat Facebook
Chat Zalo