1. Nguyên nhân gây mắt mờ, nhức mỏi theo y học hiện đại
- Các tật khúc xạ mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị
- Tuổi tác: Quá trình lão hóa gây ảnh hưởng đến các sợi cơ khu vực mắt và thủy tinh thể. Dẫn tới tình trạng mắt mờ dần, không thể tập trung nhìn rõ những vật xung quanh.
- Ánh sáng xanh từ máy tính, điện thoại, tivi làm mắt điều tiết quá độ gây tổn thương các tế bào thị giác, võng mạc
- Dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu dưỡng chất để phát triển thần kinh thị giác.
2. Nguyên nhân gây mờ mắt, mỏi mắt theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền có một số nguyên nhân gây đau nhức mỏi mắt, suy giảm thị lực như:
2.1. Nguyên nhân bên ngoài
Các yếu tố như phong (gió), thấp (ẩm thấp), nhiệt (nóng) gây ra mắt đỏ, phù nhức, chảy nước mắt, đau đầu, miệng đắng, ngực sườn đầy tức, ù tai.
2.2. Nguyên nhân bên trong
Theo y học cổ truyền, biểu hiện của mắt liên quan trực tiếp đến tạng can, thận. Đôi mắt là biểu hiện của tạng can bởi “can khai khiếu ra mắt”. Mắt mờ, quáng gà là do can hư. Mắt đau, sưng, đỏ là do can nhiệt. Theo thuyết ngũ hành, thận thủy sinh can mộc vì thế muốn mắt sáng thì các phủ tạng trong cơ thể nói chung, đặc biệt hai tạng can và thận phải khỏe mạnh.
Theo y học cổ truyền đôi mắt là biểu hiện của tạng can (gan)
3. Giải pháp cho đôi mắt sáng và khỏe mạnh
Đôi mắt được ví như cửa sổ tâm hồn và rất quan trong với con người. Để phòng ngừa và hạn chế tình trạng mắt mờ, suy giảm thị lực có một số giải pháp sau:
3.1. Áp dụng quy tắc 20-20-20
Những người thường xuyên tiếp xúc với máy tính, điện thoại,… nên dành những khoảng thời gian giải lao cho mắt được nghỉ ngơi, thư giãn. Không để mắt làm việc quá lâu ở nơi không đủ ánh sáng. Nên giữ khoảng cách hợp lý với máy tính, không ngồi máy tính liên tục quá lâu. Có thể áp dụng quy tắc 20-20-20 đó là 20 phút hoạt động mắt tập trung, nhìn ra xa khoảng 20 feet (6m), trong ít nhất 20 giây.
3.2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý đủ chất
Nên thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhóm chất đạm, bột, béo, chất xơ. Đặc biệt có một số thực phẩm giàu vitamin A, C, E, axit béo omega–3 và beta-caroten rất tốt cho mắt.
- Vitamin A: Giúp tăng cường sức khỏe của mắt, giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn hay virus. Một số thực phẩm như thịt gia cầm và các loại thịt nạc giúp cung cấp kẽm để mang vitamin A đến võng mạc.
- Vitamin C: Là một chất chống oxy hóa, tạo điều kiện cho cơ thể tạo ra các mô liên kết bao gồm cả collagen ở trong giác mạc. Vitamin C có nhiều trong ớt đỏ, dâu tây, súp lơ và đu đủ.
- Axit béo omega-3 sẽ giúp làm giảm tình trạng khô mắt. Một số thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá thu, hàu.
- Beta caroten là một dạng tiền chất của vitamin A giúp cải thiện khả năng điều chỉnh ở mắt. Những thực phẩm có màu cam như cà rốt, khoai lang, xoài… thường chứa nhiều beta-caroten.
Thực phẩm giàu Vitamin A rất tốt cho mắt
3.3. Chế độ sinh hoạt khoa học
- Khi làm việc ngoài trời thì nên đeo kính mát, kính râm.
- Duy trì hoạt động thể chất, tập thể dục thường xuyên.
- Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc cũng giúp cho đôi mắt được khỏe và đẹp.
- Kiểm tra mắt định kỳ để sớm phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh về mắt.
3.4. Phương pháp dùng thuốc tân dược
- Để điều trị mắt mờ, nhức mỏi, suy giảm thị lực thường dùng một số thuốc tây như:
- Các thuốc chống oxy hóa Alpha lipoic acid
- Thuốc chống thoái hóa Lutein và Zeaxanthin
- Kháng sinh chống viêm khi có nhiễm khuẩn
- Vitamin khoáng chất tốt cho mắt như: Vitamin A, nhóm B (B2, B3, B6, B9), nguyên tố vi lượng (Kẽm, Đồng, Sắt, Selen)
3.5. Phương pháp dùng thuốc thảo dược
Ngày nay việc sử dụng thảo dược thiên nhiên giúp bổ mắt đang được nhiều người lựa chọn bởi tính an toàn. Đồng thời giúp điều trị căn nguyên gây bệnh nên cho hiệu quả bền vững. Nếu nguyên nhân do phong, thấp, nhiệt xâm nhập vào thì cần tán phong, thanh nhiệt, trừ thấp. Kết hợp với bồi bổ tạng can, thận, bổ huyết để giúp cải thiện tình trạng suy giảm thị lực, mắt mờ đau nhức hiệu quả.