Top thuốc trị tiểu đêm hiệu quả nhất

Tiểu đêm có thể khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi. Tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng cần sớm điều trị để không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hãy cùng nhãn hàng Phục niệu đan tìm hiểu ngay top các thuốc trị tiểu đêm hiệu quả nhất qua bài viết dưới đây.

1. Tiểu đêm là gì và có nguy hiểm không? 

Người trưởng thành khỏe mạnh một ngày đi tiểu từ 6-8 lần gồm cả 1 lần tiểu vào ban đêm. Lượng nước tiểu bài xuất ra 1 ngày khoảng 1500ml và không quá 3000ml. Khi số lần và số lượng nước tiểu ban đêm tăng lên gọi là chứng đi tiểu đêm. Cụ thể ban đêm số lần đi tiểu vượt quá 2 lần. Lượng nước tiểu trên 750ml hoặc vượt quá 1/3 tổng lượng nước tiểu trong 24 giờ nhưng tổng lượng nước tiểu không tăng thêm. Hai tình trạng trên đều được coi là đi tiểu đêm nhiều lần. 

Tiểu đêm gây mất ngủ và dậy nhiều lần trong đêm

Chứng tiểu đêm là khi số lần và số lượng nước tiểu ban đêm tăng lên

Có thể thấy, tiểu đêm không nguy hiểm cấp tính và gây đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Người bệnh có thể bị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ dẫn tới mệt mỏi, suy nhược cơ thể do phải thức dậy nhiều lần trong đêm. Nguy hiểm hơn có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh tai biến, đột quỵ não. Nhiều trường hợp đi tiểu kèm theo cảm giác đau buốt hoặc tiểu són, tiểu rắt, tiểu không tự chủ. Đây cũng là những dấu hiệu báo trước một số bệnh lý, người bệnh nên sớm đi thăm khám và điều trị kịp thời. 

2. Top các thuốc trị tiểu đêm hiệu quả

Các nhóm thuốc trị tiểu đêm khác nhau tùy thuộc vào các nguyên nhân khác nhau. Sau đây là một số nhóm thuốc thường được dùng. 

2.1. Thuốc giảm co thắt bàng quang Muscarinic acetylcholine (MAR)

Đây là các thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đêm theo cơ chế giảm co thắt cơ trơn bàng quang. Từ đó cho phép bàng quang giữ nước tiểu và không co thắt tránh đi tiểu khi chưa đầy. 

Một số thuốc thuộc nhóm này thường được sử dụng như Darifenacin, Fesoterodine, Oxybutynin, Trospium, Solifenacin.

Oxybutynin - Thuốc trị tiểu đêm theo cơ chế giảm co thắt bàng quang

Thuốc chứa Oxybutynin giúp giảm co thắt cơ bàng quang

Tuy nhiên các thuốc tân dược nhóm này có thể gây một số tác dụng phụ như: 

  • Giảm trí nhớ hoặc có thể mất trí tạm thời.
  • Giảm thị lực, mắt mờ.
  • Da ửng đỏ, phát ban hoặc mẩn đỏ, khô, đau họng.
  • Dễ bị giật mình, tăng nhịp tim.

Chính vì vậy người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng các thuốc này. Người bệnh nên đi thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa để được kiểm tra và chỉ định rõ ràng. 

2.2. Thuốc an thần trị tiểu đêm

Khi tinh thần người bệnh căng thẳng, lo lắng dễ dẫn tới trằn trọc mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Khi đó trạng thái thần kinh không được nghỉ ngơi khiến người bệnh tỉnh giấc và buồn đi tiểu đêm. Sau khi tiểu xong, nhiều người rất khó ngủ lại. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh gây mệt mỏi. Thậm chí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như tim mạch, thần kinh. Vì vậy, chuyên gia thường kê các thuốc an thần để người bệnh duy trì giấc ngủ ngon, sâu giấc. Từ đó cũng giúp người bệnh hạn chế phải thức dậy và giảm tình trạng tiểu đêm. 

Một số thuốc thường được chỉ định như Zolpidem, Eszopiclone, Zaleplon, Clopromazin, Levomepromazin, Anafranil, Fluvoxamine. Diazepam, Rotunda, Phenobarbital.

Tuy nhiên việc lạm dụng các thuốc an thần có thể gây nhiều tác dụng phụ có hại cho cơ thể. Như gây chóng mặt, mờ mắt và đặc biệt là tình trạng lệ thuộc thuốc. Chính vì vậy chỉ sử dụng khi có đơn của bác sĩ, trường hợp khác nên hạn chế sử dụng.

2.3. Thuốc trị tiểu đêm nhóm chẹn alpha-1

Nhóm thuốc chẹn Alpha-1 thường được chỉ định đối với các bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt. Đây là một trong những nguyên nhân gây tiểu nhiều lần thường gặp ở nam giới tuổi trung niên. 

Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm trương lực các cơ quan như: màng bọc tiền liệt, đáy bàng quang, niệu đạo. Từ đó giúp giảm tắc nghẽn đường tiểu và tăng lượng nước tiểu mỗi lần đi. Vì vậy được sử dụng để cải thiện chứng tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, tiểu nhiều lần. Một số thuốc thuộc nhóm này có thể kể đến như Alfuzosin, Tamsulosin, Terazosin, Prazosin,Doxazosin, Silodosin …

Thuốc chẹn alpha-1- nhóm thuốc trị tiểu đêm do phì đại tuyến tiền liệt

Tamsulosin thuốc trị tiểu đêm do phì đại tuyến tiền liệt

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Hạ huyết áp đột ngột
  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt 
  • Người mệt mỏi
  • Xuất tinh ngược ở nam giới

Người bệnh cần đi thăm khám để biết nguyên nhân chính xác gây tiểu đêm và được bác sĩ chỉ định dùng thuốc.

2.4. Desmopressin – Thuốc trị tiểu đêm nhiều lần

Desmopressin là hoạt chất tổng hợp có tác dụng tương tự hormon Vasopressin – một loại hormon chống lợi tiểu, giúp điều phối lượng nước tiểu trong cơ thể. Nhóm thuốc này thường được sử dụng cho người bệnh đái tháo nhạt, tiểu tiện mất kiểm soát, đái dầm ở trẻ. Hoặc dùng cho người bị tổn thương ở não bộ khiến cơ thể không sản xuất đủ Vasopressin.  

Cơ chế hoạt động của Desmopressin là hạn chế cơn khát, tránh cung cấp quá nhiều nước từ đó giảm đi tiểu quá nhiều. Ở trẻ em giúp giảm tần suất đi tiểu và giảm số đợt đái dầm. Một số chế phẩm thuốc trên thị trường: Minirin, Nocdurna, Zydesmo Nasal Spray, Glubet, Des-press,….

Thuốc chứa desmopressin được chỉ định trong các trường tiểu đêm, tiểu không tự chủ

Minirin biệt dược chứa desmopressin được kê đơn để trị tiểu đêm nhiều lần

Tác dụng phụ có thể gặp phải:

  • Nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy
  • Đau cơ, yếu cơ, sưng phù, mắt mờ, tai ù
  • Khó thở, đau thắt ngực, co giật, động kinh, ảo giác

Người bệnh nên thận trọng khi dùng các thuốc này. Chỉ sử dụng khi có đơn của bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ có thể gặp phải.

3. Một số lưu ý khi dùng thuốc trị tiểu đêm

Trên đây là một số nhóm thuốc trị tiểu đêm dạng tân dược người bệnh có thể tham khảo. Mỗi nhóm thuốc sẽ có tác dụng chữa tiểu đêm ở từng dạng bệnh khác nhau. Người bệnh trước khi sử dụng cần chú ý một số điều sau:

  • Nên đi thăm khám đúng chuyên khoa để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh.
  • Chỉ sử dụng các thuốc tân dược chữa tiểu đêm theo đơn chỉ định của bác sĩ.
  • Không tự ý dùng và lạm dụng các thuốc được liệt kê ở trên để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Sử dụng thuốc đúng thời gian, liều lượng, cách dùng như đơn bác sĩ kê cho.

4. Thảo dược thiên nhiên hỗ trợ giảm tiểu đêm

Bên cạnh việc sử dụng các thuốc tân dược như nhóm MAR, chẹn alpha-1, desmopressin để chữa tiểu đêm. Người bệnh cũng có thể lựa chọn các giải pháp an toàn và lành tính hơn từ các thảo dược thiên nhiên. 

Theo y học cổ truyền tình trạng tiểu đêm liên quan trực tiếp đến thận và bàng quang. Thận là 1 trong 5 tạng của cơ thể, có nhiều vai trò vô cùng quan trọng như tàng tinh để thúc đẩy sinh trưởng, phát dục, sinh đẻ, hóa sinh huyết dịch. Thận làm việc tốt sẽ giúp cân bằng chuyển hóa chất trong cơ thể. Các chất cặn bã được chuyển xuống bàng quang lưu trữ. Khi đạt đến số lượng nhất định nhờ tác dụng khí hóa của thận, bàng quang co thắt đóng mở đúng lúc để bài xuất nước tiểu ra ngoài. Khi chức năng thận giảm, bàng quang yếu sẽ gây tình trạng tiểu đêm, tiểu khó, tiểu rắt, tiểu són.

Việc sử dụng các sản phẩm bổ thận và tăng cường bàng quang sẽ giúp giảm tiểu đêm hiệu quả và an toàn. Một trong những sản phẩm được tin dùng hiện nay là TPBVSK Phục niệu đan TW3. Với thành phần hoàn toàn từ các thảo dược, sản phẩm giúp hỗ trợ:

  • Bổ thận, tăng cường chức năng thận.
  • Giảm các triệu chứng: Tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu đêm, tiểu không tự chủ do chức năng thận kém

Phục niệu đan TW3 hỗ trợ giảm tiểu đêm nhiều lần

Phục niệu đan TW3 hỗ trợ giảm tiểu đêm

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc một số nhóm thuốc trị tiểu đêm hữu ích. Nếu cần tư vấn thêm về bệnh tiểu đêm vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900.3199 để được hỗ trợ và giải đáp. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

19003199
Chat Facebook
Chat Zalo