Hướng dẫn chăm sóc và điều trị bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ đang có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Bệnh rất dễ lây nhiễm và có thể gây ảnh hưởng đến thị lực nếu không được điều trị đúng cách. Vậy cách chăm sóc và điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây.

1. Bệnh đau mắt đỏ là gì?

Bệnh đau mắt đỏ là tình trạng viêm nhiễm ở mắt do vi khuẩn, virus hoặc dị ứng gây ra. Khi đó lớp mô ở bên trong mí mắt và lớp phủ bên ngoài bị viêm đỏ có thể kèm ghèn gỉ. Người bệnh có thể bị đau ở một hoặc cả 2 bên mắt.

Đau mắt đỏ có thể kèm ghèn gỉ

Đau mắt đỏ gây viêm nhiễm ở mắt và có thể kèm ghèn gỉ

Bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp hoặc do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bệnh. Bệnh có thể xảy ra quanh năm và ở mọi đối tượng. Do dễ lây lan nên có thể thành dịch lớn nhất là khoảng thời gian chuyển giao từ hè sang thu.

2. Biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ

Người bệnh thường cảm thấy khó chịu và có một số triệu chứng điển hình như:

  • Đỏ một hoặc cả hai mắt;
  • Ngứa hoặc cộm ở mắt, cảm giác như có vật gì kẹt trong mắt
  • Chảy nước mắt, có thể kèm mủ vàng xanh. Có thể đóng màng ghèn gỉ sau khi thức dậy
  • Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. Bệnh thường bắt đầu từ một mắt, sau vài ba ngày đến mắt thứ hai
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Kèm theo có thể ho, sốt nhẹ, nổi hạch trước tai (hay gặp ở trẻ em).

3. Nguyên nhân gây đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra phổ biến là do vi khuẩn, virus, dị ứng.

nguyên nhân gây đau mắt đỏ

  • Vi khuẩn: Một số vi khuẩn gây bệnh như Staphylococcus aureus, Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumonia and Pseudomonas aeruginosa.
  • Virus: Thường do virus edenovirus gây ra. Ngoài ra có một số virus khác cũng gây bệnh như Corona, simplex virus và varicella-zoster virus.
  • Dị ứng: Người bệnh bị dị ứng với nấm mốc, phấn hoa .. có thể khiến mắt bị kích ứng gây đỏ đau.
  • Hóa chất bắn vào mắt: Khói bụi hóa chất dầu gội mỹ phẩm có thể gây đỏ mắt và kích ứng.
  • Dị vật trong mắt: Mắc các dị vật có thể gây đỏ mắt, viêm kết mạc

4. Bệnh đau mắt đỏ lây lan qua những con đường nào?

Bệnh có thể bị lây do tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay…

Bệnh cũng có khả năng lây do tiếp xúc gián tiếp như cầm, nắm, chạm vào những vật dụng bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh (như tay nắm cửa, đồ chơi, nút bấm cầu thang…).

Dùng chung vật dụng, đồ dùng cá nhân với người bệnh (như khăn mặt, ly/cốc nước uống, gối…) cũng khiến lây nhiễm phải căn bệnh này. Ngoài ra, việc lây nhiễm đau mắt đỏ còn có thể xảy ra khi sử dụng nguồn nước công cộng dễ bị nhiễm mầm bệnh (ao, hồ, bể bơi). Thói quen dùng tay dụi mắt, sờ vào mũi, ngậm vào miệng… cũng dễ lây nhiễm bệnh.

5. Chăm sóc và điều trị đau mắt đỏ

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà có các cách chăm sóc điều trị khác nhau.

  • Nguyên nhân do virus: Không cần dùng kháng sinh có thể dùng nước muối để vệ sinh mắt. Cần nghỉ ngơi, hạn chế ra ngoài để tránh lây lan cho cộng đồng.
  • Nguyên nhân do vi khuẩn: Thường sử dụng kháng sinh dạng thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ, thuốc viên.
  • Nguyên nhân do dị ứng: Thường sử dụng thuống kháng histamin, chống viêm để giảm kích ứng.

Dùng thuốc nhỏ mắt để chữa đau mắt đỏ

Có thể dùng thuốc nhỏ mắt để chữa đau mắt đỏ theo hướng dẫn điều trị của chuyên gia

6. Biện pháp phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ

Để phòng ngừa cũng như hạn chế lây nhiễm bệnh, cần thường xuyên vệ sinh mắt và cá nhân sạch sẽ như:

  • Hạn chế chạm tay vào mắt: Chỉ nên dùng khăn giấy lau nhẹ bên ngoài, tránh dụi mắt.
  • Rửa tay thường xuyên: Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn và dụi mắt
  • Tránh tiếp xúc với người đang bị đau mắt
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải …
  • Vệ sinh nhà cửa, bàn ghế sạch sẽ, thường xuyên thay vỏ gối ga giường

7. Chế độ dinh dưỡng cho người đau mắt đỏ

Một số thực phẩm nên ăn với người đau mắt đỏ như:

  • Thực phẩm giàu Vitamin A: Như bí ngô, gấc, cà chua, cà rốt…
  • Thực phẩm giàu Vitamin K: cà rốt, cần tây, súp lơ xanh, dưa chuột, trứng …
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Xoài, dâu tây, đu đủ, kiwi …
  • Thực phẩm giàu vitamin B: Trứng, thịt gà, cá hồi, nấm, đậu

Một số thực phẩm cần hạn chế như đồ ăn tanh, cay nóng, nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước uống có gas.

Ngoài ra có thể lựa chọn thuốc Bổ mắt TW3 để có một đôi mắt sáng khỏe. Bổ mắt TW3 là thuốc với thành phần hoàn toàn từ dược liệu như Cúc hoa, Kỷ tử… giúp thanh can, sáng mắt và dùng hiệu quả trong các trường hợp thị lực suy giảm, nhức mắt, mờ mắt.

Bổ mắt TW3 tăng cường thị lực, giảm nhức mờ mỏi mắt

Có thể thấy đau mắt đỏ là bệnh nhẹ ít gây biến chứng nhưng lại rất dễ lây lan trong cộng đồng. Khi bị bệnh cần nghỉ ngơi và chăm sóc mắt đúng cách. Ngoài ra cũng cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ để tránh lây lan và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

19003199
Chat Facebook
Chat Zalo