Mất ngủ là tình trạng khá phổ biến và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Cần sớm tìm ra nguyên nhân để có cách chữa trị hiệu quả nhất. Bên cạnh việc sử dụng các thuốc ngủ tân dược. Xu hướng hiện nay sử dụng các thảo dược thiên nhiên để cải thiện mất ngủ một cách an toàn, không lệ thuộc thuốc. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về các thảo dược này qua bài viết dưới đây.
1. Khái niệm giấc ngủ và tầm quan trọng của giấc ngủ
Ngủ là một hoạt động tự nhiên theo định kỳ của cơ thể. Khi đó vận động và cảm giác được tạm hoãn ở mức tương đối. Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng.
Trung bình thời gian ngủ của người bình thường là 7-8 tiếng mỗi đêm. Tùy vào từng lứa tuổi mà thời gian ngủ thay đổi, dao động từ 4-11 tiếng. Một giấc ngủ chất lượng khi đáp ứng được các yếu tố như đủ giờ, đủ sâu, cảm thấy khỏe khoắn khi thức dậy.
Trung bình thời gian ngủ của người bình thường là 7-8 tiếng mỗi đêm. Tùy vào từng lứa tuổi mà thời gian ngủ thay đổi, dao động từ 4-11 tiếng. Một giấc ngủ chất lượng khi đáp ứng được các yếu tố như đủ giờ, đủ sâu, cảm thấy khỏe khoắn khi thức dậy.
2. Biểu hiện của mất ngủ
Khi gặp phải tình trạng mất ngủ, người bệnh thường có một số biểu hiện như sau:
- Khó vào giấc ngủ
- Tỉnh dậy nhiều lần trong giấc ngủ
- Tỉnh dậy khó ngủ lại
- Ngủ hay mơ, nói mê, nói nhảm
- Dậy quá sớm
- Ngủ dậy vẫn thấy mệt mỏi
3. Tác hại của mất ngủ
Nếu mất ngủ thoáng qua sẽ dẫn đến tình trạng buồn ngủ, vẻ mặt kém linh hoạt. Mất ngủ kéo dài kinh niên sẽ gây mệt mỏi, trầm cảm, dễ cáu gắt, giảm tập trung chú ý, ăn uống kém. Như vậy mất ngủ sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống, tăng nguy cơ phát sinh bệnh hoặc làm nặng thêm các bệnh đang mắc.
4. Nguyên nhân gây mất ngủ
Mất ngủ thường do một số nguyên nhân gây ra như sau:
- Tuổi tác: tuổi càng cao thì thời gian ngủ càng giảm, giấc ngủ không được chất lượng
- Yếu tố môi trường: ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, bụi bặm, phòng chật bí đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
- Chế độ sinh hoạt: người hay hút thuốc lá, uống rượu, bia, chất kích thích cũng gây mất ngủ
- Stress, suy nhược thần kinh: căng thẳng lo âu, áp lực công việc, gia đình cũng gây tình trạng mất ngủ
- Do bệnh tật: các bệnh tim, huyết áp, đau nhức xương khớp, viêm loét dạ dày, tiểu đêm, … cũng làm mất ngủ
5. Nguyên nhân gây mất ngủ theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, cơ thể người gồm 5 tạng là tâm, can, tỳ, phế, thận. Trong đó nguyên nhân mất ngủ liên quan chủ yếu tới tạng tâm trong cơ thể. Tạng tâm bao gồm tâm huyết và tâm thần.
- Tâm huyết giúp dinh dưỡng và lưu thông máu toàn thân, giúp da dẻ hồng hào tươi nhuận.
- Tâm thần là các hoạt động tinh thần, tư duy trí tuệ, ý thức của con người.
Tâm huyết và tâm thần có liên quan mật thiết đến nhau và bổ trợ cho nhau. Tâm huyết và tâm thần không đầy đủ đều gây mệt mỏi, mất ngủ, hồi hộp lo lắng. Khi chúng ta lo nghĩ quá độ, lo lắng khiếp sợ thái quá đều khiến tâm thần không yên gây mất ngủ. Hoặc cơ thể ốm yếu lâu ngày, ăn uống không điều độ đều ảnh hưởng đến tạng tâm, tỳ. Từ đó gây khí huyết hư suy, tâm huyết không đầy đủ cũng gây mất ngủ.
6. Giải pháp để có một giấc ngủ ngon
Để cải thiện chứng mất ngủ cần xác định đúng nguyên nhân gây nên tình trạng này. Từ đó sẽ giúp đẩy lùi chứng mất ngủ hiệu quả và an toàn. Bên cạnh biện pháp dùng thuốc cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp lý để đạt hiệu quả bền vững.
6.1. Biện pháp không dùng thuốc
- Giờ giấc ngủ hợp lý, tránh thức khuya, duy trì thói quen ngủ và thức dậy cùng một giờ mỗi ngày.
- Loại bỏ những yếu tố môi trường như ánh sáng, tiếng ồn, chật chội ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Tránh căng thẳng, stress. Cần cân bằng giữa công việc, học tập và nghỉ ngơi.
- Tránh làm việc hoặc lao động quá sức để cơ thể được thư giãn nghỉ ngơi.
- Chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh với đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng bột, đạm, béo.
- Tránh sử dụng các chất kích thích vào buổi tối hoặc ăn quá no quá đói vào buổi tối có thể gây mất ngủ.
- Thường xuyên vận động thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe dẻo dai. Giúp máu lưu thông tốt hơn và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
6.2. Sử dụng các tân dược chữa mất ngủ
- Thuốc bình thần: Nhóm Benzodiazepine như Bromazepam, Diazepam; Rotunda… có tác dụng giảm lo âu, an thần. Từ đó người bệnh đi vào giấc ngủ gần như ngay lập tức, phù hợp cho các trường hợp mất ngủ ngắn hạn, mức độ nhẹ. Tuy nhiên dùng kéo dài, lạm dụng sẽ gây quen thuốc, lệ thuộc thuốc. Khiến lúc nào cũng cần sử dụng thuốc ngủ mới ngủ được.
- Thuốc kháng histamin: Promethazine, Clorpheniramin,… có tác dụng chống dị ứng và gây ngủ khá mạnh. Thường dùng với trường hợp mất ngủ do ngứa, gãi nhiều khi mắc các bệnh như hắc lào, eczema, tổ đỉa. Và có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, khô mũi, mệt mỏi, ảnh hưởng đến trí não.
- Thuốc an thần kinh mới: Olanzapine, Quetiapine, Amisulpride,… được dùng cho khi mất ngủ do chán ăn tâm lý, trầm cảm, lo âu lan tỏa… Sử dụng lâu dài có thể gây béo do tăng cảm giác ngon miệng.
- Thuốc chống trầm cảm như Clomipramine, Mirtazapine. Mất ngủ kéo dài có thể uống thuốc này bởi tác động đúng cơ chế của giấc ngủ là hệ Serotonin trong não. Tuy nhiên sau 3 – 4 tuần giấc ngủ mới được cải thiện. Và có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như khô miệng, đắng miệng, táo bón, gây bí tiểu.
- Các loại thuốc điều trị bệnh lý: dị ứng, viêm khớp, dạ dày, tim mạch,… để giảm mức độ bệnh, từ đó không ảnh hưởng đến giấc ngủ.
6.3. Giải pháp an toàn không gây lệ thuộc từ các thảo dược
Việc sử dụng thảo dược thường được lựa chọn bởi tính an toàn, không lệ thuộc và gây tác dụng phụ khi dùng kéo dài. Đồng thời các thảo dược vừa cải thiện nguyên nhân vừa giúp bồi bổ nâng cao thể trạng cơ thể.
Nguyên nhân chính mất ngủ theo y học cổ truyền liên quan đến tạng tâm gồm tâm huyết và tâm thần. Vì vậy cần kết hợp các thảo dược bổ huyết và dưỡng tâm an thần. Đồng thời để đạt hiệu quả bền vững cần kết hợp các thảo dược kiện tỳ, mát huyết, giúp bồi bổ và nâng cao thể trạng cơ thể. Một trong những bài thuốc được các lương y thầy thuốc sử dụng từ lâu là bài Thiên vương bổ tâm đan. Bài thuốc với thành phần thảo dược như:
- Sinh địa: tư âm thanh nhiệt, có tác dụng dưỡng âm huyết làm chủ dược.
- Mạch môn: thanh nhiệt, lương huyết.
- Đương quy, Đan sâm: bổ huyết, hoạt huyết, làm tăng tác dụng tư âm dưỡng huyết.
- Đảng sâm, Phục linh: bổ ích tâm khí, an thần ninh tâm.
- Ngũ vị tử, Viễn chí: liễm tâm an thần.
- Bá tử nhân, Táo nhân: định tâm an thần.
- Cát cánh có tác dụng dẫn thuốc đi lên
Bài thuốc Thiên vương bổ tâm đan vừa cải thiện gốc bệnh là tâm huyết không đầy đủ. Vừa dưỡng tâm an thần, cải thiện tình trạng căng thẳng lo âu. Sự kết hợp của các thảo dược giúp tâm huyết, tâm thần được đầy đủ nên chứng gây mất ngủ nhanh chóng được đẩy lùi. Đồng thời bài thuốc còn giúp dưỡng âm bổ huyết, bồi bổ cơ thể giảm tình trạng mệt mỏi.
6.4. TPBVSK Vibota
Công ty CP Dược phẩm Trung Ương 3 đã vận dụng bài trên cùng công nghệ bào chế hiện đại để sản xuất ra viên uống Vibota. Sản phẩm có sự kết hợp thêm các thảo dược như:
- Nụ hoa tam thất: trấn tĩnh an thần, giúp ngủ ngon sâu giấc
- Liên tâm: trấn tâm an thần giảm bứt rứt không yên, thanh tâm hỏa trong các trường hợp ngủ hay mê, nói nhảm
- Long nhãn: an thần ích trí, bổ tỳ kiện vị
Kết hợp công nghệ bào chế hiện đại đạt chuẩn, Công ty dược phẩm Trung ương 3 đã bào chế ra sản phẩm Vibota dạng viên nang uống tiện dụng. Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ bổ huyết, dưỡng tâm an thần, giúp ngủ ngon. Rất phù hợp cho các trường hợp
- Người bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc
- Người suy nhược cơ thể, mệt mỏi, ăn uống kém.
Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn GMP của Công ty CP Dược phẩm Trung Ương 3 với hơn 60 năm kinh nghiệm sản xuất thuốc Đông dược. Người bệnh cần kiên trì sử dụng đủ liệu trình kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học để đạt hiệu quả bền vững. Trong quá trình sử dụng các thảo dược thiên nhiên, nếu người bệnh cần hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ tổng đài 19003199 để được tư vấn và giải đáp.