Thiếu máu não gây ra nhiều triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, … Các triệu chứng cản trở sinh hoạt và công việc hàng ngày. Thiếu máu não nếu không được điều trị cũng có thể gây ra biến chứng đột quỵ. Vậy thiếu máu não uống thuốc gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Thiếu máu não là gì?
Thiếu máu não là tình trạng giảm lưu lượng máu lên não. Não bộ không được nhận đủ máu và oxy, các tế bào bị rối loạn chức năng và hoạt động.
Thiếu máu não thường có các triệu chứng điển hình: chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, mất ngủ, nhớ trước quên sau, tê bì chân tay, … Người bệnh có thể gặp một hoặc một số các triệu chứng trên. Các triệu chứng có thể thoáng qua trong vài phút hoặc kéo dài vài giờ.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu não:
- Mạch máu bị hẹp: do xơ vữa động mạch khiến mạch máu bị hẹp, giảm độ đàn hồi
- Do cục máu đông: vì một nguyên nhân nào đó mà cục máu đông tồn tại trong lòng mạch. Việc này cản trở máu lưu thông tới các cơ quan, trong đó có não
- Mạch máu bị chèn ép: trường hợp thoái hóa đốt sống chèn ép lên mạch máu khiến máu không lưu thông tới não bộ
Thiếu máu lên não uống thuốc gì?
Các triệu chứng của thiếu máu não làm giảm chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy thiếu máu não uống thuốc gì là điều mà rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không nên tự ý sử dụng. Sau khi thăm khám để tìm ra nguyên nhân và đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh, bác sĩ sẽ kê thuốc cho phù hợp. Sau đây là một số thuốc dùng trong trường hợp thiếu máu não:
Thuốc thiếu máu não cải thiện triệu chứng
- Cinnarizin: tác dụng giãn mạch máu, tăng lưu lượng máu lên não
- Piracetam: có tác dụng cải thiện chuyển hóa của tế bào thần kinh. Giúp duy trì khả năng tổng hợp năng lượng ở não. Giúp cải thiện tình trạng thiếu tập trung, suy giảm trí nhớ, …
- Cerebrolysin: là một thuốc thuộc nhóm dinh dưỡng thần kinh. Có tác dụng tăng cường và cải thiện chuyển hóa của các tế bào thần kinh. Cerebrolysin còn điều chỉnh sự dẫn truyền synap thần kinh, từ đó cải thiện được hành vi và khả năng học tập.
Thiếu máu não uống thuốc gì chữa trị nguyên nhân?
Tùy thuộc vào nguyên nhân thiếu máu lên não mà bác sĩ sẽ kê những thuốc điều trị khác nhau. Ví dụ:
- Thiếu máu não do cục máu đông: sử dụng thuốc chống đông máu hoặc chống kết tập tiểu cầu. Ví dụ: Wafarin, Aspirin, Clopidogrel, Ticagrelor, Dipyridamole, …
- Thiếu máu não do các bệnh lý mạn tính về tim mạch (tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, xơ vữa động mạch…): sử dụng thuốc để kiểm soát các bệnh này. Một số thuốc điều trị tăng huyết áp: hydroclorothiazid, indapamid, furosemid, propranolol, pindolol, nadolol, nifedipin, nicardipin, amlodipin … Một số thuốc điều trị rối loạn mỡ máu: các thuốc Statin, Fibrat, nhóm Acid nicotinic, nhóm renin, nhóm ức chế hấp thu cholesterol … Một số thuốc điều trị tiểu đường: nhóm Sulfonylurea, nhóm Biguanid, nhóm Thiazolidinedione … Một số thuốc điều trị xơ vữa động mạch: thuốc chống đông hoặc chống kết tập tiểu cầu.
- Thiếu máu não do bệnh lý tại cột sống: có thể dùng thuốc chống thoái hóa khớp. Ví dụ các thuốc chống thoái hóa như: Piascledine, Glucosamine sulfate, … Ngoài ra người bệnh có thể được điều trị bằng vật lý trị liệu hoặc các phương pháp châm cứu.
Kết hợp với biện pháp không dùng thuốc để cải thiện thiếu máu não
Không chỉ hiểu biết về việc thiếu máu não uống thuốc gì, người bệnh cần áp dụng cả những biện pháp không dùng thuốc. Các biện pháp này thường liên quan tới thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày, thói quen, lối sống. Những yếu tố này cũng rất quan trọng đối với việc cải thiện bệnh thiếu máu não.
Sử dụng thực phẩm
Người thiếu máu não cần bổ sung một số thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng như:
- Sắt: để tăng cường quá trình tạo máu, giúp tăng chất lượng máu lưu thông lên não. Một số thực phẩm giàu sắt như: thịt bò, các loại rau họ cải, …
- Omega 3: giúp tăng cường chức năng của não bộ. Omega 3 có nhiều trong cá hồi và một số loại cá biển.
- Polyphenol: có trong nhiều loại rau quả, có tác dụng chống oxy hóa. Chất này giúp bảo vệ các tế bào khỏi các gốc tự do, giảm nguy cơ ung thư, giảm nguy cơ tiểu đường. Nó còn giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường chức năng não bộ. Có thể ăn đa dạng các loại ngũ cốc, hạt, các loại đậu, rau quả, … để bổ sung chất này.
Tập thể dục và vận động hàng ngày, thường xuyên
Việc tập thể dục và vận động hàng ngày giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể. Vừa giúp cải thiện tuần hoàn máu não, vừa ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Từ đó còn giúp phòng ngừa thiếu máu não. Tập thể dục cũng giúp tinh thần thoải mái, giảm stress, tăng cường trao đổi chất, đào thải chất cặn bã qua mồ hôi. Việc này giúp tăng cường sức khỏe toàn diện.
Người thiếu máu não có thể tập yoga, đi xe đạp, đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ, …
Bên cạnh đó người thiếu máu não cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức khiến sức khỏe suy kiệt. Điều này có thể làm trầm trọng hơn bệnh thiếu máu não.
Sử dụng thảo dược thiên nhiên
Một số thảo dược thiên nhiên giúp tăng cường lưu thông máu cũng rất hữu ích cho người thiếu máu não:
- Hồng hoa: hoạt chất trong thảo dược này có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, hạn chế nguy cơ hình thành cục máu đông.
- Đương quy: chứa vitamin B12, acid folic – tốt cho quá trình tạo máu. Đương quy giúp bổ máu, tăng cường máu lên não.
- Bạch quả: hoạt chất trong Bạch quả giúp bảo vệ thần kinh, cải thiện tuần hoàn máu não
Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm chiết xuất từ các thảo dược này. Người thiếu máu não có thể lựa chọn để sử dụng, cải thiện tình trạng của mình.
Bài viết trên cung cấp cho bạn một số thông tin về thiếu máu não nên uống thuốc gì. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ tới tổng đài miễn cước 1800 1286.