Bệnh đại tràng – 9 bệnh thường gặp bạn nên biết

Đại tràng là nơi các chất cặn bã đi qua nên dễ tích tụ nhiều vi khuẩn và sản sinh độc tố. Vì vậy bệnh về đại tràng là một trong những bệnh đường tiêu hóa rất phổ biến ở nhiều người. Hãy cùng  tìm hiểu rõ hơn về 9 bệnh đại tràng thường gặp qua bài viết sau đây.

Vị trí và chức năng của đại tràng

Đại tràng còn có tên gọi khác là ruột già, là một phần quan trọng của hệ thống tiêu hóa. 

Vị trí của đại tràng

Theo đường đi của thức ăn thì đại tràng nằm ở phần gần cuối, sau ruột non và trước hậu môn. Đại tràng bao gồm manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng sigma, trực tràng. Đại tràng ở người Việt Nam trưởng thành dài khoảng 148 cm, hình chữ u nằm trong ổ bụng.

Đại tràng (ruột già) là một phần của hệ thống tiêu hóa

Đại tràng (ruột già) là một phần quan trọng của hệ thống tiêu hóa
           

Vai trò chức năng của đại tràng

Đại tràng có chức năng chính là nhận thức ăn đã được tiêu hóa ở ruột non. Sau đó hấp thu nước, chất điện giả từ thức ăn rồi phân hủy thành bã thức ăn (phân). Khi đủ lượng nhất định sẽ co bóp đẩy phân ra ngoài bằng phản xạ đại tiện. Vai trò của đại tràng cụ thể như sau:

  • Tổng hợp các vitamin như: vitamin B12, vitamin K, Riboflavin, Thiamin.
  • Chức năng tiết dịch: đại tràng tiết dịch để tiêu hóa các thức ăn mà ruột non chưa tiêu hóa hết. Ngoài ra đại tràng cũng tiết dịch để bảo vệ lớp niêm mạc.
  • Hấp thu nước từ ruột non, đại tràng cũng hấp thu khoáng chất và các nguyên tố vi lượng. 
  • Co bóp để tạo nhu động, đẩy các chất cặn bã xuống hậu môn để thải ra ngoài.

9 Bệnh đại tràng thường gặp

Đại tràng là nơi các chất cặn bã đi qua nên dễ tích tụ nhiều vi khuẩn và sản sinh độc tố. Do vậy bệnh về đại tràng cũng rất phổ biến ở nhiều người. Sau đây là 9 bệnh lý thường gặp nhất về đại tràng:

1 – Viêm đại tràng

Là tình trạng vi khuẩn xâm nhập và gây viêm, gây ra các tổn thương ở đại tràng. Viêm có thể xuất hiện tại một vài chỗ hoặc lan rộng trên niêm mạc đại tràng gây chảy máu. Ở mức độ nặng hơn, các ổ viêm có thể bị loét, xung huyết hoặc tạo thành áp-xe.

Viêm đại tràng cấp tính nếu không được điều trị có thể tiến triển thành mạn tính. thậm chí có thể biến chứng thành giãn đại tràng, thủng đại tràng, thậm chí là ung thư đại tràng.

2 – Viêm đại tràng co thắt

Viêm đại tràng co thắt còn được gọi là hội chứng ruột kích thích. Do đại tràng co bóp một cách bất thường gây ra: đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài, … Những triệu chứng này thường xuất hiện sau khi ăn, nhất là đồ ăn lạ và đỡ sau khi đi đại tiện. 

Bệnh dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm chất lượng cuộc sống giảm sút đáng kể.

3 – Polyp đại tràng – bệnh về đại tràng thường gặp

Là khối mô hình thành từ niêm mạc nhô vào trong lòng đại tràng. Hầu hết các trường hợp polyp đại tràng thường không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên nếu các mô này tăng sinh mất kiểm soát, người bệnh có thể xuất hiện nhiều triệu chứng như: phân đen, phân lẫn máu, táo bón xen kẽ tiêu chảy, … Polyp cũng có thể tiến triển to hơn gây tắc ruột, thậm chí tiến triển thành ung thư đại trực tràng.

Polyp đại tràng có thể tiến triển gây tắc ruột, thậm chí là ung thư

Polyp đại tràng có thể tiến triển gây tắc ruột, thậm chí là ung thư

4 – Viêm đại tràng giả mạc

Khi người bệnh dùng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài gây loạn khuẩn đường ruột, vi khuẩn Clostridium difficile phát triển mạnh, gây ra viêm đại tràng giả mạc. Vi khuẩn này tiết ra các độc tố gây viêm và tạo nên một lớp màng trên thành ruột. Nếu phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể khỏi hoàn toàn và không để lại biến chứng nghiêm trọng.

5 – Xuất huyết đại tràng

Là tình trạng viêm loét lan rộng tại đại tràng, các mạch máu giãn nở quá mức gây chảy máu. Đây là một trong những bệnh đại tràng nguy hiểm. Bởi nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến chảy máu ồ ạt gây ra:

  • Thiếu máu, cơ thể, xanh xao
  • Gián đoạn hoạt động của hệ thống tiêu hóa, khó hấp thu, sức khỏe giảm sút
  • Nguy cơ ung thư đại tràng

6 – Bệnh xoắn đại tràng

Là tình trạng một đoạn đại tràng bị xoắn lại, không theo hình dáng bình thường. Đoạn xoắn thường phổ biến ở đại tràng sigma hoặc ở manh tràng. Nếu không được tháo xoắn sẽ gây tắc ruột và có nguy cơ thủng ruột. Người bệnh cũng có nguy cơ nhiễm trùng nhiễm độc, nguy hiểm đến tính mạng.

7 – Bệnh Crohn

Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh của bệnh Crohn chưa được biết chính xác. Có thể hiểu Crohn là bệnh viêm ruột, xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên đường tiêu hóa.

Bệnh gây ra các triệu chứng: đau bụng dữ dội, tiêu chảy, phân lẫn máu, người mệt mỏi, sút cân, … Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng như: viêm loét nghiêm trọng, rò ruột, tắc ruột, khe nứt hậu môn, suy dinh dưỡng, ung thư ruột.

8 – Thiếu máu cục bộ đại tràng

Là bệnh đại tràng gây ra do giảm lưu lượng máu tới đại tràng một cách đột ngột. Nguyên nhân có thể do tồn tại cục máu đông trong động mạch gây tắc nghẽn dòng máu. Hoặc do các nguyên nhân gây suy giảm tuần hoàn.

Thiếu máu cục bộ tại đại tràng gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Nếu bệnh kéo dài có thể gây hoại tử đại tràng.

9 – Ung thư đại tràng

Là bệnh đại tràng xuất hiện các tế bào tăng sinh quá mức, hình thành các khối u ác tính. Chúng xâm lấn và lây lan sang các vùng xung quanh và các cơ quan khác.

Ung thư đại tràng gây ra nhiều triệu chứng như: đau bụng, rối loạn tiêu hóa, phân bất thường, … Người bệnh có thể sờ thấy khối u nếu ở giai đoạn nặng.

Ung thư đại tràng cần phát hiện và điều trị sớm, nếu không sẽ đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Dấu hiệu bệnh đại tràng – các triệu chứng nhận biết chung

Phát hiện và điều trị sớm bệnh đại tràng là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa bệnh tiến triển nguy hiểm. Cần thăm khám kịp thời nếu bạn có các dấu hiệu chung của bệnh đại tràng như:

  • Đau bụng vùng thượng vị: đau âm ỉ hoặc dữ dội
  • Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, đôi khi tiêu chảy xen kẽ táo bón. Hoặc xuất hiện các triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, …
  • Phân bất thường: phân lỏng hoặc phân lẫn nhầy, máu
  • Sút cân, ăn không ngon, cơ thể mệt mỏi, suy nhược
Tiêu chảy xen kẽ với táo bón là dấu hiệu của bệnh đại tràng

Tiêu chảy xen kẽ với táo bón là dấu hiệu của bệnh đại tràng

Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người mắc bệnh đại tràng

Để đạt hiệu quả điều trị các bệnh đại tràng, người bệnh nên có chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học cụ thể như sau:

  • Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Uống đủ nước để hoạt động bài tiết và đào thải các chất cặn bã diễn ra tốt hơn. Đồng thời hạn chế nguy cơ mắc các bệnh đường ruột. 
  • Bổ sung rau xanh và vitamin qua chế độ ăn uống. Nên ăn và chế biến các thực phẩm ở dạng mềm, dễ tiêu hóa như đồ hầm, hấp, luộc. Hạn chế các đồ ăn khó tiêu như đồ cứng, đồ nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng.
  • Chế độ sinh hoạt hợp lý. Không nên thức khuya, stress, căng thẳng. Thường xuyên tập luyện thể dục đều đặn để kích thích nhu động ruột. Từ đó giúp tăng lưu thông máu đến đại tràng và giảm nguy cơ viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ.

Bài viết trên đã cung cấp sơ bộ các bệnh đại tràng thường gặp và dấu hiệu nhận biết chúng. Bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt, có thể lựa chọn TPBVSK An vị tràng TW3 với thành phần từ các thảo dược như Mộc hương, Sa nhân, Hoàng liên, Nano Curcumin giúp hỗ trợ:

  • Giúp kiện tỳ, tăng cường tiêu hóa
  • Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa như: đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần.

An Vị Tràng TW3 hỗ trợ tăng cường tiêu hóa giảm triệu chứng do viêm đại tràng

Nếu cần tư vấn thêm về bệnh đại tràng vui lòng liên hệ tổng đài 1800.1286 để được hỗ trợ và giải đáp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

19003199
Chat Facebook
Chat Zalo