CẢM LẠNH Ở TRẺ NHỎ VÀ LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ AN TOÀN

Cảm lạnh là một trong những bệnh đường hô hấp thường gặp khi thời tiết giao mùa, chuyển lạnh. Trong đó trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất do sức đề kháng yếu. Cần lựa chọn giải pháp điều trị vừa an toàn vừa hiệu quả cho trẻ nhỏ.

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, cơ thể chưa đủ khả năng thích ứng với những thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, chất lượng không khí… nên thường hay mắc các bệnh về đường hô hấp. Khi mắc bệnh, trẻ thường mệt mỏi, thiếu năng lượng cho các sinh hoạt hàng ngày và dễ diễn biến nặng hơn người lớn.

Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết lạnh lạnh và mưa, hoặc trong thời điểm giao mùa thay đổi thời tiết một cách đột ngột. Khi đó, cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh như virus hay vi khuẩn phát triển.

Thống kê cho thấy 80% nguyên nhân gây cảm lạnh là do virus gây ra, trong đó phổ biến nhất là các virus thuộc chủng Rhinovirus, hoặc Enterovirus. Con đường chủ yếu để virus xâm nhập vào cơ thể con người là thông qua mắt, mũi, miệng, hoặc cũng có thể thông qua các giọt bắn trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

Làm gì khi trẻ bị cảm lạnh? | Vinmec

Biểu hiện của trẻ nhỏ bị cảm lạnh

Các triệu chứng của bệnh cảm lạnh thường xuất hiện từ 1-3 ngày sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh. Ngoài ra, các dấu hiệu và triệu chứng có thể khác nhau đối với mỗi người, thường kéo dài 3-7 ngày. Một số triệu chứng thường gặp nhất bao gồm:

  • Hắt hơi
  • Nghẹt mũi, khó thở
  • Sổ mũi, chảy nước mũi
  • Ho khan/ ho có đờm
  • Đau họng, viêm họng
  • Đau đầu, đau nhức cơ thể
  • Sợ gió, sợ lạnh
  • Sốt nhẹ

Khi trẻ nhỏ bị cảm lạnh, bố mẹ nên lưu ý đến trẻ thường xuyên hơn, do bệnh ở trẻ sẽ nguy hiểm hơn đối với người lớn. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến viêm phổi hoặc viêm phế quản ở trẻ. Khi trẻ có các triệu chứng sau cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay:

– Trẻ từ 1 – 4 tháng tuổi bị sốt 38 độ C trở lên

– Sốt tăng hoặc kéo dài trên 2 ngày.

– Các triệu chứng ở trẻ không được cải thiện hoặc có dấu hiệu tăng lên.

– Trẻ bị ho, khó thở, thở khò khè.

– Chán ăn, mệt mỏi, nôn trớ nhiều.

– Đau tai, đau đầu.

– Buồn ngủ bất thường, rối loạn ý thức.

Điều trị cảm lạnh chủ yếu là tập trung vào các triệu chứng của bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ dùng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc xịt giúp thông mũi, thuốc ho giúp làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên bố mẹ không nên tự ý sử dụng các thuốc điều trị này cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi vì nhiều tác dụng phụ có thể xảy ra như gây dị ứng, rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến gan thận. Ngoài ra một số thuốc giảm ho tân dược có thể giúp ức chế phản xạ ho nhưng lại gây ứ đọng dịch, đờm sẽ đặc lại và dính vào niêm mạc đường hô hấp, làm tình trạng bệnh kéo dài, nặng hơn.

Xu hướng hiện nay lựa chọn sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, lành tính và an toàn cho trẻ nhỏ.

Trong Sách Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh, Đại danh y Lê Hữu Trác ghi chép: “Cảm được xử lý sớm thì cơ thể tự khắc hồi phục, không tái lại nhiều lần. Cảm không được giải, phong tà lưu lại trong cơ thể, dẫn đến tổn thương phế, tỳ, vị, gây nên các triệu chứng ho, ho có đờm, viêm phế quản, suy kiệt…”

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân chủ yếu do cơ thể suy yếu khiến ngoại tà (phong, hàn) xâm nhập vào cơ thể gây cảm lạnh. Nguyên tắc để cải thiện gốc bệnh là cần loại bỏ yếu tố phong hàn ra khỏi cơ thể, đồng thời giúp cải thiện triệu chứng như giảm ho, tiêu đờm, dịu họng.

Một số thảo dược thường được sử dụng để giải cảm chữa cảm lạnh cho trẻ như:

  • Gừng, Húng chanh: có tác dụng giải cảm, tiêu đờm, kháng khuẩn, giảm ho
  • Cát cánh: Có tác dụng tiêu đờm theo cơ chế loãng đờm, long đờm, giúp giảm ho, tán phong hàn
  • Đảng sâm: Ích khí, bổ phế
  • Cam thảo: Nhuận phế, giảm ho
  • Đường phèn: Bổ phế, giảm ho, tiêu đờm
  • Mật ong: Nhuận phế giảm ho, kháng khuẩn, nhanh lành tổn thương niêm mạc họng
  • Mạch môn: Bổ phế, long đờm, kháng khuẩn
  • Quất: Kháng khuẩn, chống viêm, long đờm, giảm ho

Sự kết hợp của các thảo dược giúp giảm các triệu chứng ho, ho có đờm, đau rát họng, khản tiếng do viêm họng, viêm phế quản. Ngoài ra còn giúp bổ phế, tăng cường chức năng hệ hô hấp nên phòng tránh tái phát hiệu quả. Liệu trình dùng tối thiểu 7 ngày để đạt hiệu quả cao nhất đồng thời ngăn ngừa tái phát.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

19003199
Chat Facebook
Chat Zalo