Chi tiết nhất về các thuốc tiểu đường hiện nay

Thuốc tiểu đường có vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng. Hiện nay, có những thuốc nào điều trị tiểu đường và có lưu ý gì khi dùng thuốc. Cùng An đường TW3 tìm hiểu qua bài viết này.

1. Các thuốc Tây y trong điều trị tiểu đường

Mỗi nhóm thuốc điều trị tiểu đường đem đến hiệu quả khác nhau cho người bệnh

Mỗi nhóm thuốc điều trị tiểu đường đem đến hiệu quả khác nhau cho người bệnh

Lựa chọn thuốc điều trị tiểu đường dựa vào nhiều yếu tố như: Loại đái tháo đường, tình trạng người bệnh, bệnh mắc kèm,… Các nhóm thuốc được sử dụng để điều trị tiểu đường hiện nay gồm:

Nhóm Biguanides (Metformin)

Thuốc metformin là loại thuốc uống có tác dụng kiểm soát đường huyết. Nhóm hoạt động theo cơ chế làm giảm lượng đường trong máu bằng cách ức chế sự tân tạo glucose. Thuốc metformin được chỉ định trong điều trị bệnh lý đái tháo đường tuýp 2. Nên sử dụng nhóm metformin sau bữa ăn sáng và tối. Nuốt nguyên viên, không nghiền, không nhai. Trong quá trình sử dụng thuốc có thể xảy ra những tác dụng không mong muốn như: buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.

Nhóm  Sulfonylurea

Một số hoạt chất phổ biến trong nhóm Sulfonylurea như: Acetohexamide, Chlorpropamide, Glimepiride, Gliclazide, Glipizide. Với cơ chế kích thích tụy tạng tiết thêm insulin, nhóm thuốc này giúp cơ thể sử dụng tốt insulin, ức chế gan đưa glucose dự trữ vào máu. Nhóm sulfonylurea có thời gian tác dụng từ 12 -70 giờ. Chính vì vậy, chỉ cần dùng thuốc 2 lần/ngày trong hoặc sau bữa ăn. Trường hợp uống 1 lần/ngày, tốt nhất nên uống vào buổi sáng. Nếu quên uống thuốc 1 lần thì nên dùng liều thường dùng vào các bữa ăn tiếp theo. Không bao giờ được tăng liều gấp đôi. Tác dụng không mong muốn chính của các thuốc sulfonylurea là hạ đường huyết và tăng cân. Do đó, sẽ xuất hiện các dấu hiệu hạ đường huyết như đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, run, đổ mồ hôi lạnh, … Lúc này nên ăn 1-2 viên đường hoặc 1 miếng bánh ngọt để cải thiện tình trạng trên. Nhóm Sulfonylurea điều trị bệnh tiểu đường có tác dụng phụ là gây tăng cân

Nhóm Sulfonylurea điều trị bệnh tiểu đường có tác dụng phụ là gây tăng cân

Thiazolidinedione (TZD hay glitazone)

Rosiglitazone và pioglitazone là 2 hoạt chất hiện được sử dụng phổ biến với cơ chế làm tăng độ nhạy với insulin. Nhờ tác động lên mô mỡ, cơ và gan để tăng sử dụng glucos. Đồng thời giảm sản xuất glucose ở gan. Vì vậy, chúng giúp giảm bớt lượng đường trong máu và vẫn bảo tồn khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy. Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên. Người bệnh nên dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định. Một số tác dụng phụ thường gặp khi dùng nhóm thuốc này là: tăng cân, có vấn đề về thị lực, mất cảm giác, đau ngực và nhiễm trùng, dị ứng da… Lưu ý: Không sử dụng nhóm thuốc này cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. 

Ức chế enzyme α – glucosidase 

Nhóm ức chế α-glucosidase làm giảm đường huyết bằng cách trì hoãn sự hấp thụ đường từ ống tiêu hóa. Thuốc sẽ có hiệu quả khi uống ngay trước bữa ăn. 3 hoạt chất phổ biến trong nhóm là acarbose, voglibose và miglitol. Có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các thuốc khác trong điều trị tiểu đường tuyp 2. Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng nhóm thuốc ức chế enzyme α – glucosidase là đầy hơi, tiêu chảy,… Để giảm thiểu tác dụng phụ nên bắt đầu với liều thấp. Những bệnh nhân mắc bệnh đường ruột không nên dùng thuốc nhóm này. Nhóm thuốc ức chế α-glucosidase có ảnh hưởng đến đường tiêu hóa

Nhóm thuốc ức chế α-glucosidase có ảnh hưởng đến đường tiêu hóa

Ức chế enzyme DPP-4 (Dipeptidyl peptidase-4)

Ức chế DPP-4 là một nhóm thuốc giúp ức chế hoạt động men DPP-4, làm tăng GLP-1, làm giảm đường huyết do kích thích tiết insulin và ức chế tiết glucagon. Là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị đái tháo đường tuyp 2 vì nguy cơ hạ đường huyết thấp, không có tác dụng phụ nặng nề. Do không gây tăng cân, nhóm thuốc này thường được chỉ định cho người bệnh có rối loạn chuyển hóa, béo bụng. Một lợi điểm khác của nhóm ức chế DPP-4 là khá an toàn cho người có bệnh thận trung bình và nặng (giảm liều). Trong khi nhóm đồng vận GLP-1, sulfonylurea, metformin bị chống chỉ định.

Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 (GLP-1RA: GLP-1 Receptor Agonist)

Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 làm tăng tiết insulin khi lượng glucose máu tăng. Đồng thời ức chế tiết glucagon, làm chậm nhu động dạ dày và làm giảm cảm giác thèm ăn. Liraglutide, Exenatide, Semaglutide là 3 hoạt chất thường được sử dụng trong điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường tuyp 2. Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 là gây buồn nôn, nôn, viêm tụy cấp. Trong nhiều trường hợp, triệu chứng này sẽ giảm sau một thời gian. Nếu bệnh nhân lo ngại về các triệu chứng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Lưu ý: Không dùng khi có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư giáp dạng tủy, bệnh đa u tuyến nội tiết loại 2.

Thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2 (Sodium Glucose Transporter 2)

Nhóm thuốc ức chế SGLT-2 có tác dụng ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2 tại ống lượn gần. Vì vậy, tăng thải glucose qua đường niệu. Bên cạnh tác dụng cải thiện đường huyết, huyết áp và cân nặng, nhóm thuốc ức chế SGLT-2 còn có lợi ích rõ rệt trên các kết cục tim mạch, có tiềm năng bảo vệ thận. Tuy nhiên, cần thận trọng với một số tác dụng phụ nghiêm trọng như gây nhiễm nấm đường niệu dục, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm ceton acid, mất xương (với canagliflozin).

 Insullin

Insulin là một hormon có bản chất protein, thường được sử dụng điều trị đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2. Insulin có vai trò làm giảm đường huyết thông qua cơ chế tăng khả năng sử dụng glucose của các tế bào, đặc biệt là tế bào cơ. Hiện nay, có 4 loại Insulin chính đó là Insulin tác dụng nhanh, Insulin tác dụng trung bình, trung gian, Insulin tác dụng chậm và cuối cùng là Insulin hỗn hợp. Insulin có tác dụng phụ điển hình là hạ đường huyết, dị ứng Insulin, loạn dưỡng mô mỡ, tăng cân… Các bước trong quá trình tiêm insulin cũng có thể gây ảnh hưởng đến kiểm soát đường huyết. Vì vậy khi tiêm cần đặc biệt chú ý đến những điều sau:
  • Chọn lựa tiêm phù hợp với nồng độ insulin.
  • Đảm bảo đồng nhất thuốc khi tiêm với insulin hỗn dịch.
  • Tránh tiêm vào cơ: chọn lựa kim tiêm ngắn (4mm), tiêm một góc 90° hoặc 45°. Có thể tiêm tại trạng thái bình thường hoặc véo nhẹ vùng da.
  • Thay đổi theo vòng quanh các vị trí tiêm để phòng ngừa loạn dưỡng mô mỡ.
  • Đợi 10 giây trước khi rút mũi tiêm để insulin có thể khuếch tán.
  • Nên rút nhanh kim tiêm để tránh làm cho insulin thoát ra ở vị trí tiêm.
Insulin là thuốc được sử dụng trong phác đồ điều trị đái tháo đường

Insulin là thuốc được sử dụng trong phác đồ điều trị đái tháo đường

2. Các vị thuốc Đông y điều trị tiểu đường hiệu quả

Theo Đông y, một số vị thuốc có thể quản lý tốt bệnh tiểu đường như: Dây thìa canh, Giảo cổ lam, Khổ qua,…

Dây thìa canh

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh dây thìa canh có chứa hoạt chất GS4. Hoạt chất này có tác dụng tăng tiết insulin của tuyến tụy, tăng cường hoạt lực của insulin và ức chế hấp thụ glucose ở ruột, ngăn sự xâm nhập vào máu. Vì vậy, dây thìa canh là cây thuốc được dùng để điều trị cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Để dùng dây thìa canh chữa tiểu đường bạn có thể hãm hoặc sắc nước uống, dùng sau bữa ăn 15 – 20 phút. Đây là cách được áp dụng nhiều nhất để dây thìa canh phát huy được tối đa công dụng. Dây thìa canh không có độc, sử dụng thìa canh rất an toàn, không hề gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số trường hợp sử dụng dây thìa canh có hiện tượng váng đầu, hoa mắt, đầu bụng khó chịu,… Những đối tượng không nên dùng dây thìa canh là phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, trẻ nhỏ dưới 16 tuổi, người bị tiêu chảy. Dây thìa canh thường được sử dụng dưới dạng trà

Dây thìa canh thường được sử dụng dưới dạng trà.

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là vị thuốc nam có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 rất hiệu quả và an toàn. Hoạt chất Phanosid  trong giảo cổ lam giúp ổn định đường huyết, tăng tiết insulin, góp phần tăng thải đường ở mô cơ giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, phòng ngừa các biến chứng tim mạch. Giảo cổ lam có thể sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với một số vị dược liệu khác như cỏ ngọt, dây thìa canh… dưới dạng đun thành nước uống trong ngày. Một số lưu ý trong việc sử dụng các bài thuốc được kết hợp từ cây giảo cổ lam:
  • Không nên sử dụng giảo cổ lam với định lượng quá nhiều, vì trong giảo cổ lam có chứa lượng saponin cao gấp 3 – 4 lần nhân sâm. Nếu không sẽ gây ra hiện tượng bị ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Người hay bị hạ đường huyết, huyết áp quá thấp phải uống lúc ăn no. Hoặc có thể cho thêm một vài lát gừng vào trà để uống.
  • Không để trà giảo cổ lam đã để qua đêm.
  • Tránh sử dụng trà vào buổi tối, trước lúc đi ngủ để tránh gây ra sự mất ngủ, khó ngủ.
Những đối tượng không được phép sử dụng giảo cổ lam gồm: Phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi, người đang dùng thuốc chống thải loại khi cấy ghép. Giảo cổ lam giúp điều trị tiểu đường

Giảo cổ lam giúp điều trị tiểu đường

Khổ qua

Khổ qua hay mướp đắng được sử dụng trong các bài thuốc có liên quan đến bệnh tiểu đường. Khổ qua có thể làm giảm được lượng đường trong máu của cơ thể do có tác dụng đưa glucose vào các tế bào để tạo ra năng lượng, đồng thời cải thiện sự dung nạp glucose. Có thể dùng trái Khổ qua để điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 bằng nước ép và các món ăn chế biến từ nó. Một số món ăn được chế biến từ khổ qua phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 như: canh khổ qua nhồi thịt, khổ qua xào trứng, cháo khổ qua với nấm hương và đậu ván trắng… Một số lưu ý khi sử dụng khổ qua trong hỗ trợ điều trị tiểu đường:
  • Mỗi ngày chỉ nên dùng trong khoảng từ 60-85g khổ qua tươi hoặc uống 50-100 ml nước ép khổ hoặc ăn 1 trái khổ qua.
  • Kết hợp khổ qua với dây thìa canh và tảo spirunina để ổn định đường huyết tốt hơn.
  • Phụ nữ mang thai và những người huyết áp thấp không nên sử dụng khổ qua

Hoài sơn

Hoài sơn được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh tiêu khát – tiểu đường do có tác dụng giảm thèm ăn tinh bột, đồng thời làm giảm sự thủy phân tinh bột thành đường. Sự cộng hợp này đã mang lại hiệu quả đáng kể trong việc kiểm soát chỉ số đường huyết sau ăn. Có rất nhiều cách sử dụng hoài sơn cho người tiểu đường, từ việc chế biến thành món ăn hàng ngày cho đến bài thuốc sắc đông y. Các phương pháp này hiện vẫn đang được ứng dụng khá phổ biến trong dân gian, cụ thể như: món xào, nấu cháo, nấu canh, hoài sơn phối hợp với các vị thuốc khác dùng dưới dạng bột hoặc thuốc sắc, mỗi ngày dùng 10g – 20g. Hoài sơn

Hoài sơn (Củ mài) giúp làm giảm đường huyết sau ăn ở người bệnh tiểu đường

3. Thay đổi lối sống để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Thay đổi lối sống có vai trò quan trọng trong hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường, đặc biệt là đối với đái tháo đường typ 2. Các biện pháp cụ thể bao gồm:

Dinh dưỡng hợp lý

Nguyên tắc cơ bản về chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường gồm:
  • Hạn chế tinh bột (carbohydrate) trong bữa ăn
  • Hạn chế các thực phẩm chứa đường đơn (bánh, kẹo, nước ngọt) để tránh đường huyết tăng cao sau ăn
  • Sử dụng lượng chất béo vừa phải. Ưu tiên acid béo không bão hòa từ các nguồn thực phẩm cá hồi, cá ngừ, cá thu, dầu nành, dầu phộng… để tránh rối loạn chuyển hóa
  • Tăng cường rau xanh, trái cây ít ngọt để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường cần chia nhỏ bữa ăn (5-6 bữa/ngày) để tránh tăng đường huyết quá mức sau ăn và hạ đường huyết khi xa bữa ăn.

Duy trì cân nặng hợp lý

Duy trì cân nặng, phòng tránh béo phì là điểm mấu chốt để dự phòng bệnh đái tháo đường tuýp 2. Các bước quản lý cân nặng:
  • Quyết định chịu trách nhiệm về trọng lượng của bạn
  • Lựa chọn kế hoạch ăn kiêng phù hợp
  • Lựa chọn ăn gì và số lượng ăn
  • Theo dõi hoạt động thể chất thường xuyên
  • Thực hiện các thay đổi nhỏ và làm theo nó
Hãy nhận giúp đỡ từ gia đình và bạn bè của bạn. Họ là những người thực sự có thể giúp bạn trong việc quản lý cân nặng của bạn. Duy trì cân nặng hợp lý

Duy trì cân nặng hợp lý sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm.

Tập thể dục, thể thao

Luyện tập thể dục không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn hạn chế nguy cơ béo phì. Thêm vào đó, việc luyện tập còn đem lại hiệu quả trong việc hạ thấp lượng đường trong máu. Điều này giúp cải thiện được khả năng hoạt động của insulin mà không phải cắt giảm nhiều calo khi ăn. Mỗi ngày nên luyện tập khoảng 30 phút – 1 giờ. Hãy lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp với sức khỏe như đi bộ, đạp xe, bơi lội… Trên đây bài viết đã tổng hợp các nhóm thuốc và vị thuốc Đông dược thường được dùng để điều trị tiểu đường hiện nay. Người bệnh tiểu đường cần sử dụng thuốc đều đặn theo hướng dẫn của chuyên viên y tế. Ngoài ra việc kiểm soát đường huyết hiệu quả và ngăn ngừa biến chứng còn phải có sự kết hợp của ăn uống và tập luyện đúng cách. Nếu bạn cần thêm thông tin hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1800.1286 để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

19003199
Chat Facebook
Chat Zalo