Giảm cân hay giảm béo? Lựa chọn nào an toàn cho sức khỏe?

Nhiều người vẫn nhầm lẫn giảm cân và giảm béo là giống nhau. Nên thường tìm mọi cách giảm chỉ số cân nặng của cơ thể để có một vóc dáng đẹp. Tuy nhiên giảm cân mà không giảm béo thì thường không bền vững và không an toàn cho sức khỏe. Vậy phương pháp giảm cân nào để có vóc dáng đẹp và an toàn, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Phân biệt giảm cân và giảm béo

Giảm cân và giảm béo là 2 khái niệm khác nhau nhưng thực tế nhiều người vẫn nhầm tưởng là giống nhau. Trong đó giảm cân là giảm chỉ số trọng lượng cơ thể. Còn giảm béo là giảm lượng mỡ, lượng chất béo trong cơ thể. Mục đích chính của việc giảm cân và giảm béo đều là mong muốn một cơ thể cân đối. Tuy nhiên nếu giảm cân mà không giảm béo thì không thể có một vóc dáng đẹp được. Bởi mỡ vẫn tích tụ trong cơ thể gây mất thẩm mỹ.

1.1 Khái niệm cân nặng và giảm cân là gì?

Giảm cân là giảm chỉ số trọng lượng cơ thể

Giảm cân là giảm chỉ số trọng lượng cơ thể

Cân nặng là chỉ số trọng lượng của cơ thể và phụ thuộc bởi nhiều yếu tố như:

  • Phần dịch: Gồm máu và các dịch trong cơ thể (nước,..)
  • Phần cứng: Gồm các xương trong cơ thể.
  • Phần mềm: Gồm cơ bắp, mỡ, da của cơ thể.

Giảm cân là giảm đi trọng lượng cơ thể có thể là giảm nước, giảm cơ, giảm mỡ đều khiến trọng lượng cơ thể giảm theo. Chính vì vậy nhiều người lựa chọn các giải pháp giảm cân cấp tốc như:

  • Nhịn ăn
  • Tập luyện với cường độ cao
  • Sử dụng thuốc giảm cân, trà giảm cân gây mất nước

Những phương pháp trên khiến cơ thể mất nước nhanh chóng kéo theo cân nặng giảm sút. Tuy nhiên các phương pháp giảm cân này lại không an toàn mà gây nhiều nguy hại cho sức khỏe. Đồng thời vóc dáng vẫn không cân đối do lượng mỡ vẫn tích tụ trong cơ thể.

1.2 Giảm béo, giảm mỡ là gì?

Giảm béo là giảm đi lượng chất béo, lượng mỡ dư thừa trong cơ thể. Cơ thể chúng ta có 2 loại tế bào mỡ là mỡ dưới da và mỡ nội tạng. Mỡ dưới da thường khiến cơ thể không cân đối, gây mất thẩm mỹ. Mỡ nội tạng thường khó xác định hơn qua các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu. Mỡ nội tạng thường gây nhiều nguy hại cho sức khỏe như bệnh gan nhiễm mỡ, mỡ máu, xơ vữa động mạch… Chính vì vậy việc giảm mỡ sẽ giúp cơ thể thon gọn, săn chắc và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh tật hơn.

Giảm béo là giảm lượng mỡ trong cơ thể

Giảm béo là giảm lượng mỡ, chất béo trong cơ thể

1.3. Giảm béo và giảm cân – Phương pháp nào tốt hơn?

Nếu giảm cân bằng cách giảm cơ và nước sẽ khiến cơ thể suy kiệt nghiêm trọng. Giải pháp này hoàn toàn không tốt cho cho sức khỏe chúng ta. Ngược lại giảm cân bằng cách giảm béo, giảm mỡ sẽ tốt cho cơ thể hơn. Bởi không những có một vóc dáng cân đối mà còn giảm các nguy cơ bệnh tật do giảm mỡ dư thừa trong cơ thể. Như vậy có thể khẳng định giảm cân bằng cách giảm béo sẽ là tốt cho cơ thể nhất.

2. Khi nào cơ thể cần giảm béo, giảm mỡ

Khi cơ thể tích tụ quá nhiều lượng mỡ dư thừa gây ra nhiều tình trạng như:

  • Tích tụ mỡ ở bụng gây béo bụng, bụng bia
  • Thân hình thiếu cân đối
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như tim mạch, mỡ máu, tiểu đường…

Đây là lúc chúng ta cần phải giảm béo, giảm lượng mỡ trong cơ thể. Vậy có chỉ số cụ thể nào thể hiện cơ thể đang tích tụ nhiều mỡ dư thừa cần loại bỏ? Sau đây là một số chỉ số phổ biến thường dùng để đánh giá mức độ cân đối của cơ thể. Qua đó giúp chúng ta biết được lúc nào chúng ta cần giảm cân, giảm béo.

2.1. Chỉ số khối cơ thể BMI

Dựa vào chỉ số BMI của một người có thể biết được người đó béo, gầy hay có cân nặng lý tưởng. Công thức tính chỉ số BMI tương đối đơn giản, chỉ dựa vào 2 chỉ số là chiều cao và cân nặng:

BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2]

Trong đó, chiều cao tính bằng m và cân nặng tính bằng kg. Chỉ số BMI không áp dụng cho phụ nữ có thai, vận động viên, người tập thể hình.

Bảng chỉ số khối cơ thể BMI

 Bảng phân loại chỉ số khối cơ thể BMI

Dựa vào thang phân loại của IDI & WPRO (Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương) dành cho người châu Á thì BMI lý tưởng của người Việt Nam là từ 18,5 đến 22,9. Và khi chỉ số BMI > 23 (thừa cân, tiền béo phì) là lúc này chúng ta cần giảm béo ở giai đoạn này.

Bảng chỉ số khối cơ thể giúp nhận biết cơ thế gầy, béo hay cân đối

2.2. Tỷ lệ mỡ của cơ thể

Tỷ lệ mỡ trong cơ thể là tỷ lệ giữa tổng lượng mỡ trong cơ thể so với tổng trọng lượng cơ thể. Dựa vào chỉ số này có thể giúp chúng ta thấy rõ cơ thể có cân đối, béo hay gầy.

Bình thường tỷ lệ mỡ ở người trưởng thành là từ 20-25% đối với nữ, 15-18% đối với nam. Nếu tỷ lệ mỡ của chúng ta vượt các ngưỡng trên thì cơ thể chúng ta đang mất cân đối. Đây là lúc chúng ta cần giảm mỡ, giảm béo để lấy lại vóc dáng cân đối cho cơ thể.

2.3. Tỷ lệ vòng eo/mông

Một chỉ số nữa để đánh giá sự phân bố mỡ trong cơ thể đó chính là tỷ lệ vòng eo/mông WHR. Vòng eo được đo ở ngang rốn và vòng mông được đo ở ngang qua điểm phình to nhất của mông.

WHR= Vòng eo (cm)/ Vòng mông (cm)

Thông thường chỉ số WHR của nữ < 0.85 và của nam <0.95. Khi các chỉ số này cao hơn mức bình thường là lúc chúng ta cần giảm mỡ giảm béo để lấy lại vóc dáng cân đối cho cơ thể.

Chỉ số vòng eo/vòng mông cũng đánh giá sự phân bố mỡ trong cơ thể

3. Giảm cân, giảm béo hiệu quả bằng cách nào?

Một số nguyên tắc khi giảm cân, giảm béo cần lưu ý như sau:

  • Giảm khối mỡ, không giảm khối cơ, xương và nước
  • Duy trì cân nặng hợp lý một cách bền vững
  • Thói quen ăn uống khoa học, đầy đủ nhóm chất
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
  • Kết hợp giữa tăng tiêu hao năng lượng qua vận động và giảm cung cấp năng lượng

Một số cách giảm cân, giảm béo an toàn thường được áp dụng phổ biến 

Chế độ sinh hoạt, vận động

Tập luyện thể dục thể thao góp phần giảm cân hiệu quả

Hoạt động thể chất và tập thể dục giúp đốt cháy calo và tiêu hao năng lượng nhanh chóng. Lượng calo được tiêu hao tùy thuộc vào bài tập thể dục, thời gian và cường độ tập luyện. Để giảm cân, giảm mỡ có thể lựa chọn các bài tập như đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập thể hình (cardio, hit). Thời gian tập luyện từ 30-60 phút mỗi ngày. Nên tập luyện thường xuyên đều đặn để tăng hiệu quả giảm cân, giảm mỡ.

Chế độ ăn uống

Để giảm cân an toàn, bạn cần kiểm soát tốt năng lượng của khẩu phần ăn nạp vào. Cụ thể lựa chọn thực đơn giúp cắt giảm từ 500-1000 kcal mỗi ngày. Như vậy trong 1 tuần có thể giảm 0.5-1kg trọng lượng cơ thể. Việc giảm cân chậm như vậy giúp bạn vừa đảm bảo sức khỏe mà vẫn đạt được mục tiêu giảm cân an toàn. Tuyệt đối không nạp ít hơn 1200kcal với nữ và 1500 kcal với nam mỗi ngày. Bởi sẽ có thể khiến cơ thể kiệt sức và không có năng lượng để hoạt động hàng ngày.

Chế độ dinh dưỡng cho người giảm cân giảm béo

Một số lưu ý với chế độ dinh dưỡng của người cần giảm cân như sau:

  • Tuyệt đối không bỏ bữa
  • Nói không với ăn đêm
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Xây dựng khẩu phần ăn phù hợp như đầy đủ nhóm dưỡng chất (chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất,…) từ thịt cá nạc, đậu đỗ, rau củ, trái cây,…
  • Hạn chế thức ăn giàu năng lượng như: thức ăn nhiều chất béo (mỡ, da, phủ tạng, thức ăn chiên, xào, quay,…), thức ăn thức uống ngọt (chè, bánh kẹo, nước có đường, trái cây quá ngọt…).

4. TPBVSK Foribody TW3

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt có thể kết hợp thêm các sản phẩm từ thảo dược như Foribody TW3 giúp hỗ trợ giảm cân, giảm béo an toàn và hiệu quả. Đây là sản phẩm của Công ty CP Dược phẩm Trung Ương 3 với truyền thống hơn 60 năm kinh nghiệm sản xuất thuốc Đông dược.

Foribody TW3 hỗ trợ giảm béo, tăng cường chuyển hóa chất béo

Foribody TW3 với thành phần chiết xuất từ các thảo dược như Lá sen, Kim ngân, Sơn tra, Giảo cổ lam, Linh chi, Trạch tả, Chitosan, Trà xanh, Collagen. Sản phẩm giúp hỗ trợ giảm béo, hỗ trợ tăng cường chuyển hóa chất béo. Dùng cho các trường hợp người thừa cân, béo phì, người muốn giảm béo.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về việc giảm cân an toàn bằng cách giảm béo. Hy vọng bạn đọc đã phân biệt được rõ giảm cân và giảm béo khác nhau như thế nào. Nếu cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ tổng đài 1900.3199 để được hỗ trợ và giải đáp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

19003199
Chat Facebook
Chat Zalo