Hoa mắt, chóng mặt thường xuyên có nguy hiểm không?

Hoa mắt, chóng mặt là tình trạng xảy ra đột ngột có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nếu kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Hoa mắt, chóng mặt là thuật ngữ mô tả một loạt các cảm giác khiến người gặp phải quay cuồng, yếu, đứng không vững. Cơn hoa mắt, chóng mặt thường kéo đến đột ngột, gây mất thăng bằng. Nhiều người khi thay đổi tư thế là cảm thấy hoa mắt, tối sầm mặt lại. Có trường hợp khi xoay đầu đến một vị trí, tình trạng chóng mặt sẽ nặng thêm và triệu chứng sẽ giảm khi xoay ngược lại…

Hoa mắt, chóng mặt là gì?

Hoa mắt là cảm giác người bệnh đột ngột cảm thấy như sắp ngã, ngất. Tình trạng này thường khỏi trong vài phút và cải thiện khi người bệnh được nằm nghỉ ngơi. Nhiều trường hợp trầm trọng có thể làm bệnh nhân bất tỉnh. Người bệnh đôi khi có cảm giác buồn nôn, nôn.

Chóng mặt là cảm giác người bệnh thấy mọi vật xung quanh chuyển động, cảm giác xoay vòng vòng, có thể mất thăng bằng hoặc té ngã. Nếu nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ buồn nôn, nôn, gặp khó khăn khi đứng, di chuyển và có thể mất cân bằng và ngã.

Hoa mắt, chóng mặt có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm như thiếu máu, đột quỵ
Hoa mắt, chóng mặt có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm như thiếu máu, đột quỵ

Nguyên nhân

Hoa mắt, chóng mặt thường do lưu thông máu kém, thiểu năng tuần hoàn não. Lưu lượng máu không đủ cung cấp cho não bộ, khiến mặt mày xây xẩm, choáng váng. Tình trạng này thể hiện rõ nhất khi thay đổi tư thế đột ngột, ví dụ như đang nằm rồi đột ngột đứng dậy.

Ngoài ra, nguyên nhân của hoa mắt, chóng mặt có thể do bạn say tàu xe, bị sốt, dị ứng, cảm cúm, sau nôn, tiêu chảy, cơ thể mất nước, thở sâu và nhanh, lo âu, căng thẳng, sử dụng thuốc lá, rượu bia và các loại chất gây ảo giác…

Đây cũng là triệu chứng của một số bệnh lý như: rối loạn tiền đình, viêm dây thần kinh tiền đình; rối loạn tai trong, chấn thương tai; hạ đường huyết; tim mạch, huyết áp; thiếu máu hoặc các tình trạng gây mất máu như: xuất huyết đường tiêu hóa, mất máu kỳ kinh nguyệt, …

Cách điều trị

Tùy từng nguyên nhân mà người bệnh được đưa ra cách điều trị khác nhau. Theo Healthline, trong một số trường hợp, chúng ta có thể cải thiện hoa mắt, chóng mặt nhờ chế độ dinh dưỡng, uống đủ nước, bổ sung vitamin hoặc thực phẩm chức năng chiết xuất từ dược liệu.

  • Uống đủ nước: Mất nước là nguyên nhân phổ biến gây hoa mắt, chóng mặt. Nếu cảm thấy mệt mỏi, khát nước, đi tiểu ít hơn khi chóng mặt, hoa mắt, bạn nên uống đủ nước (2 lít/ngày, tương đương 7-8 cốc/ngày).
  • Gừng: Với những người bị hoa mắt, chóng mặt do say tàu xe, nên cho họ uống nước gừng, trà gừng. Theo Y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm. Tài liệu của Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo dùng 1-1,5 gừng mỗi ngày giúp ngăn ngừa chóng mặt, buồn nôn.

Với những trường hợp hay bị chóng mặt hoặc bị rối loạn tiền đình có thể duy trì sử dụng 500 mg bột gừng pha với nước uống để giảm dần hoặc thậm chí chữa khỏi tình trạng choáng váng, hoa mắt chóng mặt. Trà gừng cũng giúp chữa chóng mặt hiệu quả. Đun sôi trà khoảng 5 phút sau đó thả vài lát gừng vào tách trà.

  • Vitamin C: Theo tạp chí Life Extension, vitamin C giúp giảm đáng kể tình trạng chóng mặt, hoa mắt ở những người thường xuyên làm việc trí óc, căng thẳng, mệt mỏi. Chỉ cần nạp khoảng 600 mg vitamin C mỗi ngày cùng các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho cơ thể thì chỉ trong 2 tháng, tình trạng hoa mắt, chóng mặt sẽ giảm đi rõ rệt. Nguồn bổ sung vitamin C có hiệu quả nhất là từ trái cây như cam, chanh, bưởi, ổi, kiwi… và rau củ như ớt chuông, súp lơ, cà chua, rau lá xanh,…
Bổ sung vitamin C, B, sắt, dược liệu và các sản phẩm chiết xuất từ dược liệu giúp giảm tình trạng hoa mắt, chóng mặt hiệu quả
Bổ sung vitamin C, B, sắt, dược liệu và các sản phẩm chiết xuất từ dược liệu giúp giảm tình trạng hoa mắt, chóng mặt hiệu quả
  • Vitamin B: Một nghiên cứu của nhà khoa học người Italy Alfredo Bianchi xuất bản thành sách Vitamin và Hormones (2004) cũng đã cho thấy các vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B2, có thể ngăn ngừa chứng chóng mặt và đau đầu hiệu quả. Ngoài ra, vitamin B6 có khả năng khắc phục tình trạng chóng mặt, giúp cân bằng cơ thể, rất tốt cho hệ thống tiền đình. Những thực phẩm chứa nhiều viamin B như thịt gia cầm, hải sản, sữa, bánh mì, ngũ cốc,…
  • Sắt: Thiếu sắt là nguyên nhân chính gây thiếu máu và triệu chứng điển hình là hoa mắt, chóng mắt. Nếu được chẩn đoán nguyên nhân là thiếu máu, bạn nên bổ sung sắt thông qua các loại thực phẩm như thịt đỏ, thịt gia cầm, đậu, rau xanh lá cây đậm…
  • Đương quy: Đương quy thường được mệnh danh là nhân sâm của y học phương Đông, có tác dụng bổ huyết, thường được dùng cho người thiếu máu, xanh xao. Trong đương quy chứa Vitamin B12 và Acid folic – tốt cho quá trình tạo máu, giúp cải thiện đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực,… Đặc biệt, theo một nghiên cứu trên tạp chí Phytomedicine (năm 2021) cho thấy đương quy cải thiện chức năng thần kinh trong đột quỵ do thiểu năng tuần hoàn não.

Các sản phẩm chứa đương quy kết hợp các thảo dược quý khác như: thục địa, hồng hoa, bạch quả…. được nhiều người lựa chọn để tăng cường lưu thông máu, cải thiện tuần hoàn máu não, giúp giảm triệu chứng hoa mắt chóng mặt. Một trong những sản phẩm được tin dùng hiện nay là Hoạt huyết thông mạch TW3. Sản phẩm với thành phần chiết xuất từ các thảo dược: đương quy, ngưu tất, hồng hoa, thục địa, ích mẫu, xuyên khung, xích thược, cao bạch quả và được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn GMP của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương 3.

Hoạt huyết thông mạch TW3 có tác dụng hỗ trợ giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện tuần hoàn máu não giúp giảm các triệu chứng: suy giảm trí nhớ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, tê bì, nhức mỏi chân tay do lưu thông máu kém.
Hoạt huyết thông mạch TW3 có tác dụng hỗ trợ giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện tuần hoàn máu não giúp giảm các triệu chứng: suy giảm trí nhớ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, tê bì, nhức mỏi chân tay do lưu thông máu kém.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

19003199
Chat Facebook
Chat Zalo