Sốt xuất huyết – Triệu chứng và cách chữa trị

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Bệnh thường bùng phát mạnh vào mùa mưa thời điểm thuận lợi để muỗi vằn sinh sôi và phát triển. Tuy đây là bệnh thường gặp nhưng với nhiều trường hợp bệnh nặng mà không chữa trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy sốt xuất huyết có triệu chứng gì và cách chữa trị ra sao. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh sốt xuất huyết là bệnh gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Loại virus này có 4 chủng huyết thanh như D1, D2, D3, D4. Người bệnh nhiễm chủng virus nào rồi thì có khả năng tạo miễn dịch với chủng đó suốt đời. Tuy nhiên người bệnh có thể mắc nhiều lần bệnh sốt xuất huyết do mắc phải các chủng khác nhau. Muỗi vằn cái Aedes aegypti là trung gian lây truyền virus từ người bệnh sang người lành khi bị muỗi đốt.

Sốt xuất huyết là bệnh do virus Dengue gây ra

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra

Dịch tễ bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng bệnh thường bùng phát mạnh vào mùa mưa. Bởi đây là thời điểm thuận lợi cho muỗi sinh sản và phát triển. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi cả người lớn và trẻ em. Những ngày đầu khởi phát, triệu chứng khá giống nhiều bệnh khác nên dễ bị nhầm lẫn. Cần sớm nhận biết triệu chứng để có cách chữa trị kịp thời.

2. Triệu chứng sốt xuất huyết

Triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết rất đa dạng, từ không triệu chứng, mức độ nhẹ đến mức độ nặng.

Triệu chứng bệnh thể nhẹ

  • Sốt cao liên tục
  • Đau nhức đầu
  • Đau nhức hốc mắt
  • Đau mỏi cơ xương khớp
  • Phát ban
  • Buồn nôn

Triệu chứng sốt xuất huyết thể nhẹ

Các triệu chứng thường kéo dài 2-7 ngày. Nếu sớm chẩn đoán để theo dõi và chăm sóc đúng cách bệnh có thể khỏi sau 1 tuần từ thời điểm sốt.

Triệu chứng bệnh thể nặng

Cũng có các triệu chứng tương tự ở thể nhẹ nhưng kèm thêm một số triệu chứng khác như:

  • Xuất huyết ngoài da
  • Chảy máu chân răng hoặc máu mũi
  • Nôn ói ra máu hoặc đi ngoài phân đen
  • Nôn nhiều kèm đau bụng chân tay lạnh ẩm
  • Người mệt mỏi, choáng váng, li bì

Dấu hiệu sốt xuất huyết thể nặng

Các dấu hiệu cảnh báo thường xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Khi xuất hiện các triệu chứng nặng, người bệnh cần sớm nhập viện để điều trị kịp thời.

3. Biến chứng sốt xuất huyết

Khi bệnh ở giai đoạn nặng mà không được chữa trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Sốc tụt huyết áp
  • Tràn dịch đa màng như màng tim, màng phổi, màng bụng
  • Rối loạn đông máu gây xuất huyết nặng toàn thân như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, ho ra máu, đái ra máu, máu tụ lớn trong các khối cơ
  • Suy chức năng đa cơ quan như suy hô hấp, suy tim, suy gan, suy thận, có thể dẫn đến tử vong

Một số trường hợp có nguy cơ mắc biến chứng cao như:

  • Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi
  • Phụ nữ có thai
  • Người già
  • Người béo phì
  • Người suy giảm miễn dịch
  • Người rối loạn đông máu, đang dùng thuốc chống đông máu, viêm loét dạ dày tá tràng, kháng kết tập tiểu cầu…

4. Phương pháp chữa trị

Bệnh sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc đặc trị mà chủ yếu là điều trị triệu chứng. Khi phát hiện các triệu chứng người bệnh cần sớm đi thăm khám để xác định bệnh ở tình trạng nặng hay nhẹ.

Phương pháp chữa trị khi bệnh ở mức độ nhẹ

Với các người bệnh ở mức độ nhẹ có thể được theo dõi điều trị tại nhà, thời gian điều trị có thể lên đến 7-10 ngày kể từ ngày sốt khởi phát. Để cải thiện triệu chứng có thể áp dụng một số giải pháp như sau:

chế độ ăn uống cho người sốt xuất huyết

  • Dùng thuốc hạ sốt Paracetamol nếu sốt cao. Tuyệt đối không uống các loại thuốc hạ sốt như Aspirin, Ibubrofen…vì có thể làm bệnh nặng hơn do gia tăng xuất huyết. Ngoài ra người bệnh cũng cần nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh để nhanh hồi phục sức khỏe.
  • Đặc biệt khi bị sốt xuất huyết thường rất mệt mỏi nên cần bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Việc này cũng giúp người bệnh có sức đề kháng tốt hơn. Từ đó giúp giảm nhẹ diễn biến của bệnh cũng như giảm biến chứng nguy hiểm.
  • Sốt xuất huyết do virus gây ra nên thường có biểu hiện sốt rất cao, dễ gây mất nước. Ngoài sốt, người bệnh có thể bị xuất huyết, sốc, giảm tuần hoàn. Chính vì vậy cần bù nước, điện giải. Đồng thời bổ sung các loại hoa quả giàu vitamin C giúp tăng đề kháng, làm bền thành mạch.

Bổ sung Vitamin C giúp tăng đề kháng và bền thành mạch giảm tình trạng xuất huyết

Người bệnh cũng có thể sử dụng Vitamin C dạng viên uống thuận tiện. Nhiều người nghiên cứu cho thấy Vitamin C giúp loại bỏ gốc tự do, tăng đề kháng, tăng sản xuất interferon, tạo điều kiện thuận lợi cho bạch cầu trung tính đến ổ viêm, giúp tăng cường quá trình thực bào. Ngoài ra Vitamin C cũng giúp làm vững thành mạch, nên giảm tình trạng xuất huyết.

Vitamin C TW3

Phương pháp chữa trị khi bệnh ở mức độ nặng

Khi bệnh ở mức độ nặng sẽ có các triệu chứng điển hình như xuất huyết nhiều, nôn ói, mệt mỏi. Lúc này cần đưa ngay người bệnh đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

Bài viết trên đã cung cấp những nội dung tổng quan về nguyên nhân cũng như cách chữa trị bệnh sốt xuất huyết khi ở mức độ nhẹ. Người bệnh có dấu hiệu nặng cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời. Đặc biệt để phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất cần tiêu diệt muỗi và tránh để muỗi đốt. Nếu cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ tổng đài 1900.3199 để được hỗ trợ và giải đáp.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

19003199
Chat Facebook
Chat Zalo