Bệnh trĩ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị an toàn

Bệnh trĩ là bệnh về hậu môn trực tràng khá phổ biến ở nước ta. Đây là bệnh ở vùng khá nhạy cảm nên nhiều người bệnh vẫn âm thầm chịu đựng và ngại đi thăm khám. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về biểu hiện, nguyên nhân và cách chữa bệnh trĩ qua bài viết sau.

1. Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ còn được gọi là bệnh lòi dom. Đây là tình trạng các đám rối tĩnh mạch bên trong trực tràng, hậu môn bị giãn ra và sưng phồng lên do máu bị ứ đọng. Lâu dần hình thành búi trĩ và có thể tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn.
Theo thống kê có đến 50% dân số mắc bệnh trĩ và ở độ tuổi trung niên 45-65 tuổi chiếm 70%. Ngày nay, bệnh trĩ đang có xu hướng trẻ hóa, tỉ lệ mắc bệnh từ 25 tuổi ngày càng nhiều. Bệnh tiến triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn có mức độ nguy hiểm riêng. Cần sớm phát hiện ở những giai đoạn đầu thì điều trị dễ dàng và ít tốn kém hơn. Nhưng người bệnh thường ngại đi thăm khám vì ngại và chủ quan cho rằng bệnh không cấp tính. Tuy nhiên nếu không điều trị sớm có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn, đau đớn hơn. Thậm chí  có nguy cơ đối mặt với biến chứng nguy hiểm như ung thư trực tràng.

2. Phân loại bệnh trĩ

Bệnh trĩ chủ yếu có 2 loại, bao gồm trĩ nội và trĩ ngoại
  • Trĩ nội:

Là tình trạng búi trĩ xuất hiện từ phía trên đường hậu môn – trực tràng. Búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp. Vì trĩ nội nằm bên trong trực tràng nên ở giai đoạn sớm không thể nhìn thấy hoặc sờ thấy. Người bệnh chỉ phát hiện ra khi đi ngoài ra máu hoặc khi búi trĩ to lên bị sa ra ngoài. 
  • Trĩ ngoại:

Là tình trạng búi trĩ xuất hiện ở phía dưới đường hậu môn- trực tràng. Búi trĩ được bao phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn. Trĩ ngoại có thể nhìn thấy, sờ thấy và gây ra tình trạng đau rát, khó chịu nhiều hơn trĩ nội. Do vùng tổn thương tiếp xúc và cọ xát trực tiếp với các tác nhân bên ngoài như trang phục, ghế ngồi.

 

Bệnh trĩ nội được phân thành nhiều cấp độ dựa vào sự tiến triển của búi trĩ. Cụ thể như sau:
    Trĩ độ 1: Búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn và chưa bị lòi ra ngoài.
    Trĩ độ 2: Búi trĩ lòi ra ngoài khi đi đại tiện và tự thụt vào trong sau khi đi ngoài xong.
    Trĩ độ 3: Búi trĩ lòi ra ngoài mỗi lần đi đại tiện. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc thì búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.
    Trĩ độ 4: Búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn. Các búi trĩ bị sa ra ngoài ngay cả khi người bệnh nỗ lực giảm thiểu bằng tay.

3. Triệu chứng và biểu hiện của bệnh trĩ

Người mắc bệnh trĩ có thể có một số dấu hiệu như sau:
  • Chảy máu khi đi đại tiện
  • Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn.
  • Đau khó chịu, dao động từ không đau, đau ít đến rất đau do nứt hậu môn, tắc hoặc nghẹt.
  • Sưng vùng quanh hậu môn.
  • Một khối nhô lên gần hậu môn, rát hoặc đau (có thể là huyết khối tại búi trĩ).

4. Nguyên nhân gây bệnh trĩ:

4.1.Nguyên nhân gây bệnh trĩ theo y học hiện đại

  • Do tính chất công việc: Ngồi hoặc đứng lâu thường xuyên, ít vận động, làm công việc nặng nhọc. Một số đối tượng nguy cơ như nhân viên văn phòng, thợ may, khuân vác, vận động viên cử tạ …
  • Do tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài
  • Chế độ ăn thiếu khoa học: Ăn ít chất xơ, uống ít nước, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ
  • Thường xuyên căng thẳng, stress
  • Thường gặp ở phụ nữ mang thai giai  đoạn cuối thai kỳ hoặc phụ nữ sau sinh
  • Tuổi cao dẫn tới cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn lỏng lẻo, thoái hóa và nhão dần.

4.2. Nguyên nhân gây bệnh trĩ theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, các búi trĩ hình thành chủ yếu là do tỳ vị hư yếu, khí huyết ứ trệ tại hậu môn. Khi cơ thể khoẻ mạnh, khí của tạng tỳ hướng lên trên, giữ cho phủ tạng ở vị trí tự nhiên của nó. Khi tỳ vị hư yếu, trung khí bất túc, khí hư hạ hãm xuống hạ tiêu. Dẫn tới xuất hiện chứng sa giáng tại một số vị trí. Như gây ra sa dạ dày, sa tử cung, sa lá lách, trĩ nội, trĩ ngoại… Khi khí huyết ứ trệ, máu ở hậu môn theo tĩnh mạch về tim không hết sẽ dồn lại. Lâu dần sẽ khiến tĩnh mạch căng phồng và hình thành búi trĩ.
Một số nguyên nhân gây khí huyết ứ trệ như:
  • Hay stress, căng thẳng, lo nghĩ, tức giận quá độ làm ảnh hưởng đến can khí. Dẫn tới can khí sơ tiết không điều hòa, tuần hoàn khí huyết trì trệ.
  • Đại tràng thấp nhiệt do ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, uống ít nước. Vì vậy khi đại tiện phải rặn làm khí huyết dồn xuống vùng hậu môn và ứ trệ tại đó.
  • Người cao tuổi, phụ nữ mang thai, sau sinh, mắc bệnh mạn tính khiến khí huyết không lưu thông. Tạng tỳ và đại tràng tổn thương dẫn tới tụ huyết ở vùng hậu môn.

5. Biến chứng của bệnh trĩ

Người bệnh thường chủ quan vì cho rằng bệnh trĩ không cấp tính, không nguy hiểm. Nên không đi khám hoặc ngại đi khám do mặc cảm tâm lý. Tuy nhiên nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như :
  • Thiếu máu mạn tính
  • Sa nghẹt và tắc mạch búi trĩ. Khi búi trĩ phát triển quá lớn gây chèn ép lên cơ vòng. Có thể gây tắc nghẽn và cản trở quá trình lưu thông máu. 
  • Nhiễm khuẩn, bội nhiễm quanh hậu môn: Búi trĩ bị lở loét, ngứa ngáy, nóng rát, nặng có thể hoại tử.
  • Ung thư trực tràng

6. Phương pháp điều trị bệnh trĩ

Bệnh trĩ tiến triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn có mức độ nguy hiểm riêng. Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn đầu thì việc điều trị dễ dàng và đỡ tốn kém hơn. Hiện nay áp dụng một số phương pháp điều trị chính như sau:

6.1. Phương pháp điều trị nội khoa

Thường được áp dụng khi bệnh ở giai đoạn đầu, búi trĩ chưa phát triển và chưa sa ra ngoài.

  • Dùng thuốc: Một số thuốc tân dược thường được dùng như thuốc ống, thuốc đặt bôi hậu môn. Ví dụ như kháng sinh, tiêu viêm, tăng sức bền tĩnh mạch, co búi trĩ. Tuy nhiên các thuốc này chỉ điều trị tại chỗ, cải thiện triệu chứng. Dùng kéo dài có thể gây nhờn thuốc, tác dụng phụ như căng thẳng, mất ngủ, run, tăng huyết áp.
  • Chế độ ăn uống: Thực hiện chế độ ăn giàu chất xơ, bao gồm các loại rau xanh, trái cây. Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, hạn chế chất kích thích, đồ cay nóng. 
  • Chế độ sinh hoạt: Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao khoa học đều đặn. Tránh các hoạt động quá mạnh, tránh ngồi nhiều hoặc đứng quá lâu. 

Chế độ ăn uống giàu chất xơ rau xanh trái cây giúp cải thiện bệnh trĩ

Chế độ ăn uống giàu chất xơ gồm các loại rau xanh, trái cây

6.2. Phương pháp can thiệp ngoại khoa

Khi bệnh ở giai đoạn nặng cần phẫu thuật cắt búi trĩ. Tuy nhiên phẫu thuật có thể gây sưng đau, nhiễm trùng, chảy máu tái phát, bí tiểu… Một số trường hợp không áp dụng được phương pháp này như người bệnh suy giảm miễn dịch, viêm đại tràng thể hoạt động. Ngoài ra, nếu chỉ phẫu thuật cắt búi trĩ thì mới chỉ giải quyết được phần ngọn. Nếu không chữa dứt điểm nguyên nhân thì khả năng tái phát bệnh trĩ là rất cao.

7. Sử dụng các thảo dược thiên nhiên cải thiện bệnh trĩ

Việc dùng các thảo dược thiên nhiên đang được nhiều người lựa chọn bởi tính an toàn và hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh trĩ theo y học cổ truyền là do tỳ vị hư yếu, khí huyết ứ trệ. Nên giải pháp chính là lựa chọn thảo dược giúp bổ tỳ vị, bổ trung ích khí, bổ khí huyết. Ngoài ra cần kết hợp các thảo dược giúp cầm máu, giảm đau, co búi trĩ để cải thiện triệu chứng bệnh. Một trong những bài thuốc cổ phương được sử dụng hiệu quả để cải thiện bệnh trĩ là bài Bổ trung ích khí

Bài thuốc Bổ trung ích khí

Đây là bài thuốc cổ phương được các lương y thầy thuốc sử dụng từ lâu để chữa bệnh trĩ. Bài thuốc gồm các thảo dược như:
  • Hoàng kỳ: Ích khí, bồi bổ cơ thể.
  • Đẳng sâm, Bạch truật, Cam thảo: Ôn khí, kiện tỳ vị.
  • Đương quy: Bổ huyết, hoạt huyết, giảm đau, nhuận tràng thông tiện
  • Trần bì: Lí khí, kiện tỳ
  • Thăng ma, Sài hồ: Thăng đề dương khí, giúp co búi trĩ

Các thành phần kết hợp tạo nên công dụng bổ khí, kiện tỳ, thăng dương khí. Từ đó cải thiện gốc bệnh do tỳ vị hư yếu, khí huyết ứ trệ

8. TPBVSK Foritri TW3

Công ty CP Dược phẩm Trung Ương 3 đã vận dụng bài cổ phương trên cùng công nghệ sản xuất hiện đại để bào chế ra sản phẩm FORITRI dạng viên uống tiện lợi. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn GMP của Công ty CP Dược phẩm TW3 với truyền thống hơn 60 năm kinh nghiệm sản xuất thuốc Đông dược. Sản phẩm Foritri còn kết hợp thêm một số thảo dược như:
– Hoa hòe, Cỏ nhọ nồi, Địa du: Có tác dụng mát huyết, cầm máu. Trong Hoa hòe chứa Rutin giúp tăng sức bền thành mạch máu, hồi phục cơ nhục vùng hậu môn bị yếu.
– Hoàng bá: Có tác dụng thanh nhiệt táo thấp. Thường dùng để chữa vị tràng thấp nhiệt gây tiết tả lỵ, đại tiện ra máu mủ. Từ đó giúp giảm tình trạng táo bón, tiêu chảy hiệu quả.
– Nano Curcumin: Có tác dụng giúp khí huyết lưu thông, giúp cầm máu.

Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ thanh nhiệt, cầm máu, giảm các triệu chứng do trĩ: đau, chảy máu do trĩ, sa búi trĩ, táo bón do trĩ.

Sản phẩm phù hợp dùng cho các trường hợp trĩ nội, trĩ ngoại, người bị táo bón do trĩ. Để đạt được hiệu quả, người bệnh cần kiên trì sử dụng đủ liệu trình từ 1-3 tháng tùy mức độ trĩ nặng hay nhẹ. Trong quá trình sử dụng nếu cần tư vấn, vui lòng gọi đến tổng đài 1900.3199 để được hỗ trợ và giải đáp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

19003199
Chat Facebook
Chat Zalo