Thuốc tiêm bổ não – Top 3 thuốc điều trị phổ biến

Không thể phủ nhận những lợi ích nhanh chóng mà thuốc tiêm bổ não mang lại. Tuy nhiên hiện tại trên thị trường đâu là dòng thuốc tiêm bổ não được chỉ định từ bác sĩ nhiều nhất thì hãy cùng Hoạt huyết thông mạch TW3 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

 

3 nhóm thuốc tiêm bổ não thông dụng hiện nay 

Hiện nay, sử dụng thuốc bổ não đang ngày càng trở nên thông dụng hơn do nhu cầu sử dụng của người dân càng nhiều. Bên cạnh các dạng uống thì dạng tiêm đang được đánh giá là hiệu quả nhanh vì hoạt chất đi thằng vào máu nên phát huy tác dụng nhanh hơn so với thuốc uống. Dưới đây là 3 nhóm thuốc tiêm bổ não thông dụng: 

Piracetam

piracetam-hoạt huyết thông mạch tw3
Thuốc tiêm bổ não Piracetam

Chỉ định

Điều trị triệu chứng chóng mặt.

– Ở người cao tuổi: Suy giảm trí nhớ, chóng mặt, kém tập trung hoặc thiếu tỉnh táo, thay đổi khí sắc, rối loạn hành vi, kém chú ý đến bản thân, sa sút trí tuệ do nhồi máu não nhiều ổ. Đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp.

– Điều trị nghiện rượu.

– Điều trị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.

– Ở trẻ em điều trị hỗ trợ chứng khó đọc

– Dùng bổ trợ trong điều trị rung giật cơ có nguồn gốc vỏ não.

Chống chỉ định: 

– Suy thận nặng (hệ số thanh thải Creatinin dưới 20ml/phút).

– Người mắc bệnh Huntington

– Người bệnh suy gan

Liều lượng cách dùng: 

– Tiêm tĩnh mạch, tiêm truyền hoặc tiêm bắp

– Cũng có thể dùng dạng tiêm để uống nếu như phải ngừng dùng dạng tiêm.

+ Liều thường dùng là 30 – 160mg/kg/ngày, tùy theo chỉ định, chia đều ngày 2 lần hoặc3 – 4 làn.

+ Trường hợp nặng, có thể tăng liều lên đến 12g/ngày và dùng theo đường truyền tĩnh mach.

Tác dụng không mong muốn 

Thường gặp:

  •  Toàn thân: mệt mỏi.

  • Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chướng bụng.

  • Thần kinh: bồn chồn, dễ bị kích động, nhức đầu, mất ngủ, ngủ gà

Ít gặp:

  • Toàn thân: chóng mặt.

  • Thần kinh: run, kích thích tình dục.

Lưu ý: thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Xem thêm: Tiêm thuốc bổ não có tốt không? 5 lưu ý khi tiêm thuốc bổ não

Thuốc Somazina (Citicolin)

Thuốc tiêm bổ não Somazina
Thuốc tiêm bổ não Somazina

 

Mỗi ống 4 ml dung dịch thuốc tiêm có chứa:

  • Citicolin: 1000 mg.
  • Tá dược: vừa đủ.

Thuốc tiêm bổ não Somazina

Chỉ định điều trị 

  • Đột quỵ cấp và các di chứng thần kinh.
  • Chấn thương sọ não và các di chứng thần kinh.

Các di chứng thần kinh bao gồm liệt nhẹ, liệt, bán manh thị lực, mất ngôn ngữ, tình trạng co cứng, chứng khó nuối, tiêu không kiểm soát, rối loạn tâm lý, rối loạn nhận thức.

Liều lượng và cách dùng 

Người lớn:

  • Liều khuyến cáo từ 500 đến 2.000 mg/ngày, tùy theo tình trạng bệnh lý và đáp ứng của bệnh nhân.
  • Thời gian điều trị trong đợt cấp là 6 tuần và trong giai đoạn mãn tính có thể kéo đài 12 tháng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Người cao tuổi:

  • Không cần điều chỉnh liều Somazina riêng biệt cho nhóm tuổi này.

Trẻ em:

  • Kinh nghiệm sử dụng, thuốc ở trẻ em còn hạn chế, do đó chỉ dùng thuốc khi lợi ích điều trị dự kiến cao hơn bất kỳ nguy cơ nào có thể xảy ra. 

Chống chỉ định

  • Mẫn cảm với citicolin hay với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân tăng trương lực hệ phó giao cảm.
  • Không dùng cho phụ nữ có thai và cho co bú. Chỉ dùng khi lợi ích điều trị dự kiến cao hơn so với bất kỳ nguy cơ có thể xảy ra.

Cảnh báo và thận trọng khi dùng

  • Khi sử dụng bằng đường tiêm tĩnh mạch, phải thiêm chậm (từ 3 -5 phút tùy thuộc vào liều dùng).
  • Khi sử dụng bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch nhỏ giọt, tốc độ nhỏ giọt phải từ 40 -60 giọt mỗi phút.
  • Trong trường hợp xuất huyết nội sọ kéo dài, không dùng quá liều 1000 mg mỗi ngày và nên tiêm truyền tĩnh mạch thật chậm ( 30 giọt mỗi phút)

Tác dụng không mong muốn 

– Rối loạn tâm thần: ảo giác

– Rối loạn hệ thần kinh: nhức đầu, choáng váng, mất ngủ

– Rối loạn mạch máu: tăng/hạ huyết áp động mạch

– Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: khó thở

– Rối loạn thị giác: nhìn mờ

– Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đôi khi tiêu chảy

– Rối loạn da và mô dưới da: đỏ bừng, nổi mề đay, chứng phát ban, ban xuất huyết

– Rối loạn tổng trạng và tại chỗ tiêm: sốt run, phù

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc

Cerebrolysin

thuốc tiêm bổ não Cerebrolysin
Thuốc tiêm bổ não Cerebrolysin

Công dụng

Thuốc bổ não dạng tiêm Cerebrolysin được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Rối loạn trí nhớ, rối loạn độ tập trung.
  • Sa sút trí tuệ do thoái hóa, bao gồm cả bệnh Alzheimer.
  • Sa sút trí tuệ do các bệnh mạch não, do nhồi máu nhiều chỗ.
  • Sa sút trí tuệ (cả thoái hóa và mạch máu).
  • Đột quỵ (thiếu máu cục bộ và tình trạng chảy máu).
  • Sau chấn thương và phẫu thuật, sau chấn động mạnh, đụng dập hoặc sau phẫu thuật thần kinh.

Liều dùng – cách dùng

Cách dùng thuốc

  • Thuốc tiêm bổ não Cerebrolysin được đóng ống với các loại 5ml, 10ml. Nếu liều dùng của thuốc là 5ml thì có thể tiêm bắp. Lớn hơn 5ml (cụ thể là 10ml) thì có thể tiêm tĩnh mạch hoặc truyền.
  • Cerebrolysin có thể pha trong các dung dịch chuẩn (như nước muối sinh lý, dung dịch Ringer, glucose 5%, dextran 40). Tốc độ truyền: truyền chậm trong vòng tối thiểu từ 20 đến 60 phút.

Liều dùng thuốc

Cerebrolysin tiêm ngày một lần và trong vòng tối thiểu từ 10 đến 20 ngày. Đây được coi là 1 liệu trình của việc điều trị. Trong trường hợp nhẹ có thể dùng từ 1 đến 5ml, trường hợp nặng từ 10 đến 30ml. Độ dài của thời gian điều trị, liều phụ thuộc vào tuổi của người bệnh và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Thường thì quá trình điều trị kéo dài khoảng từ 3 đến 4 tuần.

Liệu trình điều trị có thể nhắc lại vài lần tùy vào đáp ứng lâm sàng của người bệnh. Giữa các đợt điều trị, nên ngừng dùng thuốc.

Trong trường hợp nặng, bạn không nên ngừng thuốc đột ngột mà nên tiếp tục điều trị bằng cách tiêm thuốc ngày 1 lần và 2 ngày 1 lần, trong thời gian khoảng 4 tuần. Từ những thử nghiệm thực tiễn trên lâm sàng, hướng dẫn liều dùng cho người lớn được nhà sản xuất gợi ý như sau:

  • Sa sút trí tuệ: liều từ 5 – 30 ml/24 giờ.
  • Sau cơn đột quỵ ngập máu hoặc chấn thương sọ não: 10 – 60 ml/24 giờ.

Lưu ý khi sử dụng

Thuốc không được chỉ định trong một số trường hợp sau:

  • Bệnh nhân quá mẫn với các thành phần của thuốc.
  • Tình trạng động kinh hoặc động kinh cơn lớn, hoặc người động kinh với tần xuất động kinh tăng lên.
  • Suy thận nặng.

Trên đây là 3 nhóm thuốc bổ não dạng tiêm đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Nhìn chung mỗi loại đều có những ưu, nhược điểm và chỉ định khác nhau. Khi sử dụng bất kỳ loại nào bạn cũng cần phải có chỉ định của bác sĩ. Để nhận thêm tư vấn bạn có thể liên hệ qua tổng đài miễn cước 18001286. Chuyên gia tư vấn sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

19003199
Chat Facebook
Chat Zalo